10 "lỗ thủng" khổng lồ kinh hoàng của Trái đất

Trong công cuộc tìm kiếm của loài người, rất nhiều “lỗ thủng” khổng lồ của Trái đất đã được phát hiện. Dưới đây là danh sách 10 hố sâu bao gồm cả tự nhiên và do con người tạo nên trên bề mặt trái đất khiến ai cũng phải kinh hoàng.

Trong công cuộc tìm kiếm của loài người, rất nhiều “lỗ thủng” khổng lồ của Trái đất đã được phát hiện. Dưới đây là danh sách 10 hố sâu bao gồm cả tự nhiên và do con người tạo nên trên bề mặt trái đất khiến ai cũng phải kinh hoàng.

Nguyễn Lê (theo Chinaview/Vietnam+)

Trong khi đào một hố sâu để khai thác khí ga thì một hố sâu khổng lồ khác đã xuất hiện. Để ngăn ngừa chất độc hố sâu này đã được phép ngừng hoạt động. Nó tiếp tục cháy cho đến ngày nay mà không có điểm dừng lại.

The Kimberley Diamond Mine (được biết đến là Big Hole) được biết đến là một trong những hố sâu lớn nhất thế giới. Hiện tại hố sâu này đang được đề nghị như một di sản của thế giới.

Hố sâu này nằm ở Napa County, California, Mỹ. Nó giống như một đập tràn khổng lồ với tốc độ 48.000 foot/giây.

Bingham Canyon Mine là một mỏ đồng trên dãy núi Oquirrh, Utah. Nó sâu 1,2 km và rộng 4 km. Nó là một trong những hố sâu nhân tạo lớn nhất thế giới.

Great Blue Hole là hố sâu dưới lòng nước nằm bên bờ biển Belize. Nó có chiều rộng 304m và sâu 122m.

The Mirny Diamond Mine sâu 525m và có đường kính 1.200m. Viên kim cương Pipes lớn nhất được phát hiện tại đây. Hiện tại nó đã ngừng hoạt động. Khi còn hoạt động một chiếc xe tải lớn phải mất 2 giờ đồng hồ để đi từ miệng hố xuống đáy của nó.

Diavik Mine thuộc khu vực lãng thổ Northwest của Canada. Nó được phát hiện vào năm 2003. Nó đã sản xuất ra 8 triệu carat (tương đương với 1.600kg) kim cương mỗi năm.

Năm 2007, hố sâu 91m này được hình thành trong khu vực khoảng 10 ngôi nhà ở Guatemala, làm thiệt mạng 2 người và khiến hàng nghìn người phải đi di cư. Hố sâu này được gây ra do mưa và những dòng nước ngầm dưới mặt đất.

The Udachnaya Pipe là một mỏ kim cương ở Nga. Những chủ nhân của nó có kế hoạch chấm dứt các hoạt động tại đây vào năm 2010. Hố sâu này được phát hiện vào năm 1955 và sâu 600m.

Chuquicamata là hố sâu ở Chile. Đây là mỏ sản xuất ra nhiều đồng nhất trên thế giới mặc dù nó không phải là mỏ đồng lớn nhất. Nó có chiều sâu lên đến 850m.

Tin cùng chuyên mục