Tai nạn giao thông tiếp tục giảm
Trong 3 năm qua, tai nạn giao thông liên tục giảm trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người thiệt mạng và số người bị thương. Số người chết vì tai nạn giao thông đã giảm xuống dưới 9.000 người và là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
[Năm 2015: Tai nạn đường bộ giảm, tai nạn đường sắt tăng đột biến]
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông thảm khốc. (Ảnh: TTXVN)
Cổ phần hóa doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp (bao gồm 16 tổng công ty, tăng 67 doanh nghiệp so với kế hoạch phê duyệt) của ngành đều về đích sớm so với thời gian quy định.
Các doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn đã có bước phát triển tốt do huy động được các nguồn lực xã hội, tình hình tài chính được nâng cao, năng lực thiết bị được cải thiện, bổ sung, công tác quản trị doanh nghiệp công khai, minh bạch.
[Cổ phần hóa Vinamotor: Vẫn chưa lộ diện nhà đầu tư chiến lược]
Các doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn đã có bước phát triển tốt do huy động được các nguồn lực xã hội, tình hình tài chính được nâng cao, năng lực thiết bị được cải thiện, bổ sung, công tác quản trị doanh nghiệp công khai, minh bạch.
[Cổ phần hóa Vinamotor: Vẫn chưa lộ diện nhà đầu tư chiến lược]
Cảng Quảng Ninh sẽ được chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. (Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN)
Tiết kiệm được hơn 57.000 tỷ đồng
Từ năm 2011 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo rà soát 68 dự án, tiết giảm so với tổng mức vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 57.242 tỷ đồng.
Việc Bộ Giao thông Vận tải việc rà soát thiết kế, xác lập lại một số hạng mục chưa cần thiết, phân kỳ thời gian đầu tư, giảm chi phí đầu tư không ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà đã góp phần hạn chế chi tiêu từ ngân sách.
Việc Bộ Giao thông Vận tải việc rà soát thiết kế, xác lập lại một số hạng mục chưa cần thiết, phân kỳ thời gian đầu tư, giảm chi phí đầu tư không ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà đã góp phần hạn chế chi tiêu từ ngân sách.
Tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Chỉ số cạnh tranh hạ tầng giao thông tăng 9 bậc
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã công bố năng lực cạnh tranh toàn cầu trong đó riêng chỉ số về hạ tầng giao thông của Việt Nam tăng 9 bậc (từ thứ hạng 76 trong báo cáo 2014-2015 tăng lên hạng 67 trong báo cáo 2015-2016).
Thành tích này bắt nguồn từ việc Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong đầu tư để tạo ra kết quả là sự cải thiện đáng kể về hạ tầng giao thông. Cùng với việc đầu tư xây dựng, ngành cũng tập trung khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng.
Thành tích này bắt nguồn từ việc Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong đầu tư để tạo ra kết quả là sự cải thiện đáng kể về hạ tầng giao thông. Cùng với việc đầu tư xây dựng, ngành cũng tập trung khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng.
Chỉ số cạnh tranh hạ tầng giao thông của Việt Nam tăng 9 bậc
Thông xe toàn tuyến Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên
Quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Cần Thơ dài khoảng 1.948 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố. Dự án mở rộng quốc lộ 1A được chia thành 37 dự án thành phần với nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Theo tiến độ được Bộ Giao thông Vận tải đề ra trước đây, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên, với sự triển khai quyết liệt của Chính phủ, Bộ ban ngành và địa phương thì việc thi công đã được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2015, vượt kế hoạch một năm so với thời gian mà Quốc hội giao.
[Thông xe Dự án mở rộng Quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận]
[Thông xe Dự án mở rộng Quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận]
Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình giúp giảm ùn tắc giao thông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Hằn lún vệt bánh xe và tăng phí các trạm BOT
Hàng loạt các tuyến đường mới thi công xong và đưa vào khai thác sử dụng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện hằn, lún hư hỏng.
Và câu hỏi được nhiều người dân quan tâm đó là, chất lượng thi công của các chủ đầu tư, nhà thầu đã đúng quy trình, tư vấn giám sát có làm việc với trách nhiệm cao nhất? giải pháp nào để khắc phục thực trạng này? liệu mức thu phí với phương tiện qua các trạm BOT có tương xứng với chất lượng đường sá mà chủ xe được hưởng trong khi các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT vẫn đề nghị tăng phí quan trạm theo lộ trình đã được phê duyệt.
[Quảng Ninh cơ bản khắc phục xong các vết lún trên Quốc lộ 18]
Và câu hỏi được nhiều người dân quan tâm đó là, chất lượng thi công của các chủ đầu tư, nhà thầu đã đúng quy trình, tư vấn giám sát có làm việc với trách nhiệm cao nhất? giải pháp nào để khắc phục thực trạng này? liệu mức thu phí với phương tiện qua các trạm BOT có tương xứng với chất lượng đường sá mà chủ xe được hưởng trong khi các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT vẫn đề nghị tăng phí quan trạm theo lộ trình đã được phê duyệt.
[Quảng Ninh cơ bản khắc phục xong các vết lún trên Quốc lộ 18]
Dù đường vẫn hằn lún nhưng nhiều nhà đầu tư xin tăng phí qua trạm BOT do đến lộ trình được phép điều chỉnh. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không
Năm 2015 là một năm với nhiều đột phá của ngành hàng không dân dụng khi có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không với các công trình được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo.
Ngành hàng không đã có những bước chuyển mình lớn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ với sự thay đổi, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách như như làm thủ tục chuyến bay, dịch vụ trên tàu bay cũng như thái độ kỹ năng giao tiếp của nhân viên đều đã được chuẩn hóa.
Đặc biệt, Vietnam Airlines được nâng cấp theo tiêu chuẩn 4 sao khi là là hãng đầu tiên ở Châu Á Thái Bình dương khai thác hai dòng máy bay hiện đại nhất thế giới Airbus A350-900 XWB và giấc mơ bay Boeing 787-9.
[Lấy ý kiến hành khách đánh giá chất lượng sân bay Tân Sơn Nhất]
Đặc biệt, Vietnam Airlines được nâng cấp theo tiêu chuẩn 4 sao khi là là hãng đầu tiên ở Châu Á Thái Bình dương khai thác hai dòng máy bay hiện đại nhất thế giới Airbus A350-900 XWB và giấc mơ bay Boeing 787-9.
[Lấy ý kiến hành khách đánh giá chất lượng sân bay Tân Sơn Nhất]
Hành khách xếp hàng dài đợi chờ làm thủ tục bay. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Xây thêm nhiều cây cầu treo nối đôi bờ vui…
Đến nay, đã có 187 cây cầu mới được xây dựng, ước mơ của người dân 28 tỉnh vùng cao đã được hiện thực hóa, diện mạo của các tỉnh vùng cao phía bắc, miền Trung, Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi.
Sau gần một năm phát động chương trình “Nhịp cầu yêu thương” với mục tiêu đến năm 2019 xây dựng xong 4.145 cầu treo dân sinh tại vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đã nhận được cam kết ủng hộ của rất nhiều doanh nghiệp.
[Dự án 9.200 tỷ đồng quy hoạch cầu dân sinh, đường địa phương]
Sau gần một năm phát động chương trình “Nhịp cầu yêu thương” với mục tiêu đến năm 2019 xây dựng xong 4.145 cầu treo dân sinh tại vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đã nhận được cam kết ủng hộ của rất nhiều doanh nghiệp.
[Dự án 9.200 tỷ đồng quy hoạch cầu dân sinh, đường địa phương]
Người dân vui mừng vì cầu treo bắc qua sông giúp việc đi lại thuận tiện, dễ dàng. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Sau khi Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Giao đoạn 1 trong đó chi phí dao động từ 6,9 đến 35,1 triệu USD. Tổng mức đầu tư giai đoạn này dự kiến là 5,2 tỷ USD, triển khai trong giai đoạn 2018-2025.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện đấu thầu để chọn nhà thầu làm báo cáo khả thi, trình Chính phủ xem xét, phê duyệt trước khi trình Quốc hội thông qua. Sau đó, khi Quốc hội thông qua báo cáo khả thi thì mới làm bước tiếp theo về việc triển khai dự án.
[Đề xuất triển khai ngay khu tái định cư sân bay Long Thành]
[Đề xuất triển khai ngay khu tái định cư sân bay Long Thành]
Phối cảnh Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Đạt mốc hơn 700km đường cao tốc
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, cả nước hiện 700km đường cao tốc. Hiện các tuyến La Sơn-Túy Loan, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Bến Lức-Long Thành, Thái Nguyên-Bắc Kạn, Hà Nội-Bắc Giang và Trung Lương-Mỹ Thuận cũng đang gấp rút thi công. Tới đây sẽ bổ sung thêm 457km nữa.
Bên cạnh đó, các đoạn tuyến Ninh Bình-Thanh Hóa, Thanh Hóa-Hà Tĩnh, Mỹ Thuận-Cần Thơ, Cam Lộ-La Sơn, Bắc Giang-Lạng Sơn, Nội Bài-Bắc Ninh đã có nhà đầu tư quan tâm hoặc cam kết về vốn với tổng chiều dài 508 km, tổng mức đầu tư 75.561 tỷ đồng.
Theo kịch bản này, nếu nhà đầu tư hoàn thành các đoạn tuyến, đến năm 2020, cả nước sẽ có 2.380km đường cao tốc được đưa vào khai thác.
[Thủ tướng phát lệnh thông xe đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam]
Bên cạnh đó, các đoạn tuyến Ninh Bình-Thanh Hóa, Thanh Hóa-Hà Tĩnh, Mỹ Thuận-Cần Thơ, Cam Lộ-La Sơn, Bắc Giang-Lạng Sơn, Nội Bài-Bắc Ninh đã có nhà đầu tư quan tâm hoặc cam kết về vốn với tổng chiều dài 508 km, tổng mức đầu tư 75.561 tỷ đồng.
Theo kịch bản này, nếu nhà đầu tư hoàn thành các đoạn tuyến, đến năm 2020, cả nước sẽ có 2.380km đường cao tốc được đưa vào khai thác.
[Thủ tướng phát lệnh thông xe đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam]
Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)