Ba tuần trước khi năm 2011 mới kết thúc, con số các doanh nghiệp và công ty nhỏ bị phá sản ở Bỉ đã lên tới mức 10.000 - một con số kỷ lục đối với Vương quốc này. Năm 2010, có tới 9.581 công ty và doanh nghiệp nhỏ bị phá sản tính đến ngày 31/12.
Theo Graydon Belgium, cơ quan chuyên kiểm tra tín nhiệm tín dụng của các công ty, số các công ty và doanh nghiệp của Bỉ bị phá sản có thể lên tới 10.200 hoặc 10.300 tính đến cuối năm nay.
Cơ quan trên cho biết con số các công ty phá sản còn nhiều hơn cả trong cuộc suy thoái kinh tế hồi năm 2008 và năm nay, do đại đa số các doanh nghiệp thú nhận hiện đã thất bại trong làm ăn kinh doanh, vốn đã có những vấn đề về cơ cấu từ trước năm 2008.
Những yếu tố khác bao gồm số công ty mới quá nhiều và khả năng kinh doanh bị thu hẹp. Người tiêu dùng cảm nhận được tác động khi cuộc sống trở nên đắt đỏ hơn, và họ chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ hoặc cho việc mua sắm. Điều này sẽ tạo ra một hậu quả gián tiếp. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay chưa thể nhận thấy thông qua các số liệu thống kê.
Mới đây, hãng Moody’s đã hạ luôn một lúc hai bậc tín nhiệm tín dụng của Bỉ, từ Aa1 xuống Aa3, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đã bị coi là đang nằm bên bờ vực phá sản.
Như vậy, hiện nay Bỉ không còn thuộc trong nhóm các nước hàng đầu có mức tín nhiệm tín dụng AAA cùng với Pháp và Đức, song động thái của Moody’s phần nào đã gây ngạc nhiên vì Moody’s chỉ cung cấp những báo cáo phân tích mới vào đầu Năm Mới.
Hãng này cho biết họ không tin rằng Bỉ có thể nhanh chóng phục hồi được vị thế của mình, đồng thời cảnh báo về khả năng tiếp tục bị hạ mức tín dụng.
Trước đó, có tin cam kết của Bỉ như một phần gói cứu trợ cho nhóm ngân hàng Dexia của Pháp và Bỉ cũng đã bị xem xét. Moody’s cho rằng cam kết của Bỉ liên quan đến Dexia có thể chiếm tới 20% GDP của nước này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính mới của Bỉ Steven Vanackere đã phát biểu trên kênh truyền hình VRT News rằng tuy Bỉ đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng, “chúng tôi sẽ không để ai nghi ngờ quyết tâm của Bỉ sẽ thực hiện những cam kết được đưa ra theo Thỏa thuận Liên minh.”
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không nên lo ngại,” và hứa hẹn sẽ hành động cương quyết. Ông nói thêm: “Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một giai đọan mà sẽ đòi hỏi sự nỗ lực hết sức. Không thể tránh được.”
Theo Graydon Belgium, cơ quan chuyên kiểm tra tín nhiệm tín dụng của các công ty, số các công ty và doanh nghiệp của Bỉ bị phá sản có thể lên tới 10.200 hoặc 10.300 tính đến cuối năm nay.
Cơ quan trên cho biết con số các công ty phá sản còn nhiều hơn cả trong cuộc suy thoái kinh tế hồi năm 2008 và năm nay, do đại đa số các doanh nghiệp thú nhận hiện đã thất bại trong làm ăn kinh doanh, vốn đã có những vấn đề về cơ cấu từ trước năm 2008.
Những yếu tố khác bao gồm số công ty mới quá nhiều và khả năng kinh doanh bị thu hẹp. Người tiêu dùng cảm nhận được tác động khi cuộc sống trở nên đắt đỏ hơn, và họ chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ hoặc cho việc mua sắm. Điều này sẽ tạo ra một hậu quả gián tiếp. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay chưa thể nhận thấy thông qua các số liệu thống kê.
Mới đây, hãng Moody’s đã hạ luôn một lúc hai bậc tín nhiệm tín dụng của Bỉ, từ Aa1 xuống Aa3, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đã bị coi là đang nằm bên bờ vực phá sản.
Như vậy, hiện nay Bỉ không còn thuộc trong nhóm các nước hàng đầu có mức tín nhiệm tín dụng AAA cùng với Pháp và Đức, song động thái của Moody’s phần nào đã gây ngạc nhiên vì Moody’s chỉ cung cấp những báo cáo phân tích mới vào đầu Năm Mới.
Hãng này cho biết họ không tin rằng Bỉ có thể nhanh chóng phục hồi được vị thế của mình, đồng thời cảnh báo về khả năng tiếp tục bị hạ mức tín dụng.
Trước đó, có tin cam kết của Bỉ như một phần gói cứu trợ cho nhóm ngân hàng Dexia của Pháp và Bỉ cũng đã bị xem xét. Moody’s cho rằng cam kết của Bỉ liên quan đến Dexia có thể chiếm tới 20% GDP của nước này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính mới của Bỉ Steven Vanackere đã phát biểu trên kênh truyền hình VRT News rằng tuy Bỉ đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng, “chúng tôi sẽ không để ai nghi ngờ quyết tâm của Bỉ sẽ thực hiện những cam kết được đưa ra theo Thỏa thuận Liên minh.”
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không nên lo ngại,” và hứa hẹn sẽ hành động cương quyết. Ông nói thêm: “Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một giai đọan mà sẽ đòi hỏi sự nỗ lực hết sức. Không thể tránh được.”
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)