Theo tin của phóng viên TTXVN thường trú tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tính đến ngày 10/11, mưa lũ đã làm 28 người chết, mất tích 2 người. Riêng tỉnh Khánh Hòa có 8 người chết, 1 người mất tích và 6 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 410 tỷ đồng.
Huyện miền núi Khánh Sơn vẫn còn hơn 6.000 người dân thuộc 2 xã Sơn Lâm, Thành Sơn (phía Tây của huyện) đang bị cô lập vì giao thông chia cắt, phải huy động nhân lực gùi 10 tấn gạo cứu trợ khẩn cấp cho 2 xã này.
Đến nay, mức độ ngập lụt ở các tỉnh Bình Định, Đắk Lắk đã giảm nhiều, chỉ còn tại các khu vực trũng, thấp ven sông, cửa sông như các xã, phường ven sông Kôn thuộc huyện An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); các khu vực vùng thấp, trũng của huyện Lắk, Cư Kuin, Krông Ana và Krông Bông (Đắk Lắk).
Tỉnh Bình Định ách tắc giao thông cục bộ tại tuyến đường từ thị trấn Tuy Phước đi Gò Bồi, Phước Thắng do nước vẫn còn tràn qua. Tỉnh Phú Yên còn một số đoạn trên các tuyến tỉnh lộ 641, 642, 643, 644, 645, 646, 647, 650 bị ngập, sạt lở cục bộ gây ách tắc giao thông.
Tại tỉnh Đắk Lắk, quốc lộ 26 tại các vị trí Km32+750, Km50+215, Km54+650 bị sạt lở taluy dương, công tác sửa chữa vẫn đang được tiến hành để đảm bảo lưu thông trên tuyến. Tỉnh lộ 9 tại Km15+469 thuộc huyện Krông Bông vẫn còn ngập và bị sạt, xói lở tại một số đoạn.
Các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang xả lũ. Hồ sông Ba Hạ xả 1.889m3/giây, hồ sông Hinh 600m3/giây, hồ Krông H’Năng 500m3/giây. Các hồ vẫn an toàn, một số hồ mực nước trên mực nước dâng bình thường từ 0,1-0,3m như Khe Tân, Thạch Bàn, Đông Tiễn, Phước Hà, Cao Ngạn, Thái Xuân (Quảng Nam), Suối Trầu (Khánh Hòa).
Tỉnh Bình Định hiện có 14 hồ do huyện quản lý bị xuống cấp, thẩm lậu qua đập đất, cống lấy nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên chỉ đạo các đơn vị tập trung sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm 1.082 hộ/2.928 người.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có mưa to trên diện rộng gây sạt lở núi nghiêm trọng, một số tuyến giao thông ở các huyện vùng cao Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng không đi lại được.
Riêng huyện vùng cao Sơn Tây ngày 10/11, mưa lớn đã làm cho các tuyến đường từ trung tâm huyện về nhiều địa phương bị sạt lở với khối lượng đất đá lên đến hàng chục nghìn m3, giao thông bị tắc nghẽn.
Riêng tuyến đường Đông Trường Sơn đoạn đi qua địa phận huyện Sơn Tây đang trong giai đoạn thi công bị sạt lở hàng chục điểm khác nhau, việc giao thông của các xã nằm trên tuyến đường này bị gián đoạn.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hiện lũ các sông ở Quảng Ngãi lên chậm, các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa tiếp tục xuống. Do đó, ngoài việc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, chủ động đối phó với mọi tình huống.
Các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên cần tập trung khắc phục nhanh hậu quả của mưa lũ, ổn định cuộc sống của nhân dân và khôi phục lại sản xuất, vệ sinh môi trường phòng tránh dịch bệnh; đồng thời khắc phục sửa chữa các tuyến đường giao thông, nhanh chóng thông xe tại các điểm còn ách tắc, kiểm tra các hồ chứa, sửa chữa kịp thời các sự cố để bảo đảm an toàn./.
Huyện miền núi Khánh Sơn vẫn còn hơn 6.000 người dân thuộc 2 xã Sơn Lâm, Thành Sơn (phía Tây của huyện) đang bị cô lập vì giao thông chia cắt, phải huy động nhân lực gùi 10 tấn gạo cứu trợ khẩn cấp cho 2 xã này.
Đến nay, mức độ ngập lụt ở các tỉnh Bình Định, Đắk Lắk đã giảm nhiều, chỉ còn tại các khu vực trũng, thấp ven sông, cửa sông như các xã, phường ven sông Kôn thuộc huyện An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); các khu vực vùng thấp, trũng của huyện Lắk, Cư Kuin, Krông Ana và Krông Bông (Đắk Lắk).
Tỉnh Bình Định ách tắc giao thông cục bộ tại tuyến đường từ thị trấn Tuy Phước đi Gò Bồi, Phước Thắng do nước vẫn còn tràn qua. Tỉnh Phú Yên còn một số đoạn trên các tuyến tỉnh lộ 641, 642, 643, 644, 645, 646, 647, 650 bị ngập, sạt lở cục bộ gây ách tắc giao thông.
Tại tỉnh Đắk Lắk, quốc lộ 26 tại các vị trí Km32+750, Km50+215, Km54+650 bị sạt lở taluy dương, công tác sửa chữa vẫn đang được tiến hành để đảm bảo lưu thông trên tuyến. Tỉnh lộ 9 tại Km15+469 thuộc huyện Krông Bông vẫn còn ngập và bị sạt, xói lở tại một số đoạn.
Các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang xả lũ. Hồ sông Ba Hạ xả 1.889m3/giây, hồ sông Hinh 600m3/giây, hồ Krông H’Năng 500m3/giây. Các hồ vẫn an toàn, một số hồ mực nước trên mực nước dâng bình thường từ 0,1-0,3m như Khe Tân, Thạch Bàn, Đông Tiễn, Phước Hà, Cao Ngạn, Thái Xuân (Quảng Nam), Suối Trầu (Khánh Hòa).
Tỉnh Bình Định hiện có 14 hồ do huyện quản lý bị xuống cấp, thẩm lậu qua đập đất, cống lấy nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên chỉ đạo các đơn vị tập trung sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm 1.082 hộ/2.928 người.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có mưa to trên diện rộng gây sạt lở núi nghiêm trọng, một số tuyến giao thông ở các huyện vùng cao Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng không đi lại được.
Riêng huyện vùng cao Sơn Tây ngày 10/11, mưa lớn đã làm cho các tuyến đường từ trung tâm huyện về nhiều địa phương bị sạt lở với khối lượng đất đá lên đến hàng chục nghìn m3, giao thông bị tắc nghẽn.
Riêng tuyến đường Đông Trường Sơn đoạn đi qua địa phận huyện Sơn Tây đang trong giai đoạn thi công bị sạt lở hàng chục điểm khác nhau, việc giao thông của các xã nằm trên tuyến đường này bị gián đoạn.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hiện lũ các sông ở Quảng Ngãi lên chậm, các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa tiếp tục xuống. Do đó, ngoài việc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, chủ động đối phó với mọi tình huống.
Các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên cần tập trung khắc phục nhanh hậu quả của mưa lũ, ổn định cuộc sống của nhân dân và khôi phục lại sản xuất, vệ sinh môi trường phòng tránh dịch bệnh; đồng thời khắc phục sửa chữa các tuyến đường giao thông, nhanh chóng thông xe tại các điểm còn ách tắc, kiểm tra các hồ chứa, sửa chữa kịp thời các sự cố để bảo đảm an toàn./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)