Những ngày này, công chúng Thủ đô lại thêm một lần được nhắc nhớ và tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc trên cả hai phương diện quân sự và ngoại giao qua triển lãm “Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam.”
Không chỉ có các nhân vật “làm nên lịch sử,” các cựu chiến binh, anh hùng lực lượng vũ trang mà rất nhiều người dân; trong đó có không ít các bạn trẻ đã đến Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, 29 Hàng Bài, Hà Nội để cùng sống lại một thời oanh liệt với ông cha mình.
Chiến thắng ngoại giao qua ảnh
Hơn hai tiếng đồng hồ tỉ mẩn đứng xem từng bức ảnh và những hiện vật, tài liệu quý… tại triển lãm, chàng thanh niên 8X tên Tú nhà ở cạnh ga Trần Quý Cáp, Hà Nội tỏ ra rất xúc động và quyến luyến. Cậu đứng rất lâu trước từng bức ảnh và kỷ vật, đọc kỹ chú thích rồi thi thoảng lại gật gù, xem đi xem lại.
Biết được về triển lãm qua báo chí, Tú quyết định phải đến tận nơi. “Được tận mắt xem những hình ảnh tái hiện lại một giai đoạn đấu tranh ngoại giao đầy khó khăn của các bậc cha ông mình tôi thấy cảm phục vô cùng, càng thêm quý trọng giá trị cuộc sống hòa bình mà thế hệ chúng tôi đang được thụ hưởng,” Tú nói.
Trước chỉ được nghe các thầy cô giáo giảng về Hiệp định Paris, nay có cơ hội “ôn lại lịch sử bằng những hình ảnh tái hiện từng giai đoạn của cuộc đàm phán,” Tú thấy thế hệ trẻ cần phải có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình.
Không chỉ Tú mà bác Khánh nhà ở Khâm Thiên cũng trầm ngâm khi nhìn lại một chặng đường đã ảnh hưởng tới vận mệnh của cả dân tộc.
“Đối với tôi, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 là một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc không chỉ bởi tầm vóc của nó, mà còn vì gia đình tôi ở khu phố Khâm Thiên bên dãy số lẻ. Ngôi nhà mà cha mẹ và anh chị em chúng tôi ở bao năm đã sụp đổ hoàn toàn trong đêm rải thảm 26/12/1972,” bác Khánh hồi tưởng.
Trong không gian của triển lãm, có rất nhiều mái tóc đã bạc trắng cùng ánh mắt rưng rưng xúc động. Những ánh mắt dừng lại thật lâu trước cuốn sổ tập hợp hơn 1.000 chữ ký của nhân dân Cuba phản đối chiến tranh và ủng hộ nhân dân Việt Nam, trước hai cây bút đã được đoàn Việt Nam sử dụng để ký Hiệp định và Định ước quốc tế công nhận Hiệp định…
Tự hào dân tộc ta ơi!
Đến tham dự khai mạc sự kiện, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Công hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình cho biết là người tham gia ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam ngày 27/1/1973, nhìn lại những hình ảnh của cuộc đàm phán bà vô cùng xúc động.
“Thắng lợi của Hiệp định Paris về Việt Nam là thắng lợi của toàn dân chúng ở miền Bắc cũng như miền Nam, là thắng lợi to lớn về quân sự cũng như về ngoại giao. Và trong dịp này chúng ta cũng nhớ đến hàng triệu người yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý trên toàn thế giới đã nhiệt tình ủng hộ sự nghiệp của chúng ta,” bà Nguyễn Thị Bình ghi lại cảm xúc trong cuốn sổ lưu niệm của triển lãm.
Trong khi đó, bà Trần Thị Như Quỳnh nhớ lại: “Bốn mươi năm đã trôi qua nhưng tôi không bao giờ quên khoảnh khắc lịch sử ấy, Hiệp định Paris được ký kết. Thật hạnh phúc và bất ngờ vì chỉ có ai trải qua chiến tranh ác liệt mới hiểu được giá trị vô giá đó.”
Trong ký ức của bà Quỳnh, Hà Nội mùa đông 1972 đã lạnh càng lạnh hơn khi trải qua 12 ngày đêm hứng chịu B52, chứng kiến những trận bom rải thảm, lửa cháy rực trời, những hố bom giữa đường phố Thủ đô, bệnh viện đổ nát, nhà cửa phố xá chỉ còn là những đống gạch vụn...
Ngày đó còn là học sinh nên phải đi sơ tán, vậy là cô bé Quỳnh cùng bạn bè với mũ áo, túi thuốc cá nhân, cặp sách lên đường đến sau dãy núi Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Bà Quỳnh vẫn nhớ, đó là một ngày nắng đẹp, dãy núi có hang động được mệnh danh “đẹp nhất trời Nam” hiện ra đầy ấn tượng như trong cổ tích với lũy tre xanh, mái rạ, dòng sông, cánh đồng, mây núi... Ngày đó bà chẳng hiểu nổi vì sao cảnh làng quê thanh bình như thế mà đất nước vẫn chiến tranh!
Rồi một ngày, bất ngờ thầy cô giáo đến thông báo tin Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. “Niềm hạnh phúc về cuộc sống hòa bình như bừng sáng lên trong lòng chúng tôi, khoảnh khắc ấy thật đẹp biết bao,” bà Quỳnh nói.
Thấm thoắt đã 40 năm từ ngày đó, nay được xem lại bộ ảnh về chặng đường lịch sử của “Hiệp định Paris” về Việt Nam, nhìn lại từng gương mặt của những nhân vật lịch sử đã làm nên lịch sử cho dân tộc, bà Quỳnh mắt rơm rớm.
“Đây là bộ ảnh vô cùng giá trị, đã khái quát được một phần quãng thời gian đáng ghi nhớ mà cả dân tộc Việt Nam ta đã trải qua. Thật đáng ghi nhớ và tự hào!” bà xúc động nói./.
Không chỉ có các nhân vật “làm nên lịch sử,” các cựu chiến binh, anh hùng lực lượng vũ trang mà rất nhiều người dân; trong đó có không ít các bạn trẻ đã đến Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, 29 Hàng Bài, Hà Nội để cùng sống lại một thời oanh liệt với ông cha mình.
Chiến thắng ngoại giao qua ảnh
Hơn hai tiếng đồng hồ tỉ mẩn đứng xem từng bức ảnh và những hiện vật, tài liệu quý… tại triển lãm, chàng thanh niên 8X tên Tú nhà ở cạnh ga Trần Quý Cáp, Hà Nội tỏ ra rất xúc động và quyến luyến. Cậu đứng rất lâu trước từng bức ảnh và kỷ vật, đọc kỹ chú thích rồi thi thoảng lại gật gù, xem đi xem lại.
Biết được về triển lãm qua báo chí, Tú quyết định phải đến tận nơi. “Được tận mắt xem những hình ảnh tái hiện lại một giai đoạn đấu tranh ngoại giao đầy khó khăn của các bậc cha ông mình tôi thấy cảm phục vô cùng, càng thêm quý trọng giá trị cuộc sống hòa bình mà thế hệ chúng tôi đang được thụ hưởng,” Tú nói.
Trước chỉ được nghe các thầy cô giáo giảng về Hiệp định Paris, nay có cơ hội “ôn lại lịch sử bằng những hình ảnh tái hiện từng giai đoạn của cuộc đàm phán,” Tú thấy thế hệ trẻ cần phải có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình.
Không chỉ Tú mà bác Khánh nhà ở Khâm Thiên cũng trầm ngâm khi nhìn lại một chặng đường đã ảnh hưởng tới vận mệnh của cả dân tộc.
“Đối với tôi, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 là một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc không chỉ bởi tầm vóc của nó, mà còn vì gia đình tôi ở khu phố Khâm Thiên bên dãy số lẻ. Ngôi nhà mà cha mẹ và anh chị em chúng tôi ở bao năm đã sụp đổ hoàn toàn trong đêm rải thảm 26/12/1972,” bác Khánh hồi tưởng.
Trong không gian của triển lãm, có rất nhiều mái tóc đã bạc trắng cùng ánh mắt rưng rưng xúc động. Những ánh mắt dừng lại thật lâu trước cuốn sổ tập hợp hơn 1.000 chữ ký của nhân dân Cuba phản đối chiến tranh và ủng hộ nhân dân Việt Nam, trước hai cây bút đã được đoàn Việt Nam sử dụng để ký Hiệp định và Định ước quốc tế công nhận Hiệp định…
Tự hào dân tộc ta ơi!
Đến tham dự khai mạc sự kiện, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Công hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình cho biết là người tham gia ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam ngày 27/1/1973, nhìn lại những hình ảnh của cuộc đàm phán bà vô cùng xúc động.
“Thắng lợi của Hiệp định Paris về Việt Nam là thắng lợi của toàn dân chúng ở miền Bắc cũng như miền Nam, là thắng lợi to lớn về quân sự cũng như về ngoại giao. Và trong dịp này chúng ta cũng nhớ đến hàng triệu người yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý trên toàn thế giới đã nhiệt tình ủng hộ sự nghiệp của chúng ta,” bà Nguyễn Thị Bình ghi lại cảm xúc trong cuốn sổ lưu niệm của triển lãm.
Trong khi đó, bà Trần Thị Như Quỳnh nhớ lại: “Bốn mươi năm đã trôi qua nhưng tôi không bao giờ quên khoảnh khắc lịch sử ấy, Hiệp định Paris được ký kết. Thật hạnh phúc và bất ngờ vì chỉ có ai trải qua chiến tranh ác liệt mới hiểu được giá trị vô giá đó.”
Trong ký ức của bà Quỳnh, Hà Nội mùa đông 1972 đã lạnh càng lạnh hơn khi trải qua 12 ngày đêm hứng chịu B52, chứng kiến những trận bom rải thảm, lửa cháy rực trời, những hố bom giữa đường phố Thủ đô, bệnh viện đổ nát, nhà cửa phố xá chỉ còn là những đống gạch vụn...
Ngày đó còn là học sinh nên phải đi sơ tán, vậy là cô bé Quỳnh cùng bạn bè với mũ áo, túi thuốc cá nhân, cặp sách lên đường đến sau dãy núi Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Bà Quỳnh vẫn nhớ, đó là một ngày nắng đẹp, dãy núi có hang động được mệnh danh “đẹp nhất trời Nam” hiện ra đầy ấn tượng như trong cổ tích với lũy tre xanh, mái rạ, dòng sông, cánh đồng, mây núi... Ngày đó bà chẳng hiểu nổi vì sao cảnh làng quê thanh bình như thế mà đất nước vẫn chiến tranh!
Rồi một ngày, bất ngờ thầy cô giáo đến thông báo tin Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. “Niềm hạnh phúc về cuộc sống hòa bình như bừng sáng lên trong lòng chúng tôi, khoảnh khắc ấy thật đẹp biết bao,” bà Quỳnh nói.
Thấm thoắt đã 40 năm từ ngày đó, nay được xem lại bộ ảnh về chặng đường lịch sử của “Hiệp định Paris” về Việt Nam, nhìn lại từng gương mặt của những nhân vật lịch sử đã làm nên lịch sử cho dân tộc, bà Quỳnh mắt rơm rớm.
“Đây là bộ ảnh vô cùng giá trị, đã khái quát được một phần quãng thời gian đáng ghi nhớ mà cả dân tộc Việt Nam ta đã trải qua. Thật đáng ghi nhớ và tự hào!” bà xúc động nói./.
Xuân Mai (Vietnam+)