Ngày 11/4, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết số người nghèo được bảo hiểm trên thế giới lên tới 500 triệu người.
ILO nhấn mạnh trong 5 năm qua số dự án vi bảo hiểm đã tăng với nhịp độ đáng ngạc nhiên. Đến nay, đã có 33 trong tổng số 50 công ty bảo hiểm thương mại lớn nhất thế giới bước vào thị trường bảo hiểm cho người thu nhập thấp so với chỉ có bảy công ty vào năm 2005.
Vi bảo hiểm nhằm bảo vệ người nghèo trước các hiểm họa như tai nạn, bệnh tật, tử vong, thảm họa thiên nhiên và tổn thất tài sản phù hợp với những ưu tiên thanh toán cũng như khả năng đóng bảo hiểm của họ.
Theo số liệu của ILO và Quỹ Munich Re, năm 2007 có 78 triệu người nghèo được bảo hiểm nhưng đến năm 2009 con số này đã lên tới 135 triệu người, và hiện nay đã lên tới 500 triệu người nhờ một loạt đổi mới nhằm khắc phục những thách thức cung cấp bảo hiểm khả thi và có hiệu quả đối với người thu nhập thấp.
Những biện pháp đổi mới này làm tăng hiệu quả của nỗ lực làm giảm nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo.
Vi bảo hiểm cung cấp bảo hiểm đúng lúc người nghèo cần hỗ trợ, chuyển giao qua nhiều kênh với sự hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ và đối tác làm cho các dịch vụ bảo hiểm hợp hơn với người nghèo.
ILO cho biết khoảng 60% dân số thế giới đã được hưởng vi bảo hiểm.
Ở châu Á, vi bảo hiểm đã chiếm gần 80% thị trường trong khi con số này ở Mỹ Latinh là 15% và ở châu Phi là 5%.
Châu Á dẫn đầu thế giới về số người được hưởng vi bảo hiểm do nhiều nhân tố như dân số đông, mật độ dân số cao, lợi ích của các công ty bảo hiểm công và tư nhân, các kênh chuyển giao bảo hiểm thích hợp, đặc biệt sự ủng hộ tích cực của các chính phủ.
ILO và Quỹ Munich Re nêu rõ rằng vi bảo hiểm có thể góp phần bảo vệ xã hội và tăng cường sức bật của nền kinh tế. Tuy nhiên, vi bảo hiểm tự nó không thể phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo nhưng là công cụ hiệu quả trong các công cụ giảm đói nghèo.
Kết hợp với các nguồn tài chính bảo vệ xã hội, ngăn chặn và giảm rủi ro, các dịch vụ tài chính xử lý rủi ro khác như tiết kiệm và tín dụng khẩn cấp, vi tín dụng có thể đóng vai trò thiết yếu ở nhiều mức độ khác nhau trong xử lý rủi ro hiệu quả, giảm khả năng dễ bị tổn thương và góp phần tích cực xóa đói nghèo./.
ILO nhấn mạnh trong 5 năm qua số dự án vi bảo hiểm đã tăng với nhịp độ đáng ngạc nhiên. Đến nay, đã có 33 trong tổng số 50 công ty bảo hiểm thương mại lớn nhất thế giới bước vào thị trường bảo hiểm cho người thu nhập thấp so với chỉ có bảy công ty vào năm 2005.
Vi bảo hiểm nhằm bảo vệ người nghèo trước các hiểm họa như tai nạn, bệnh tật, tử vong, thảm họa thiên nhiên và tổn thất tài sản phù hợp với những ưu tiên thanh toán cũng như khả năng đóng bảo hiểm của họ.
Theo số liệu của ILO và Quỹ Munich Re, năm 2007 có 78 triệu người nghèo được bảo hiểm nhưng đến năm 2009 con số này đã lên tới 135 triệu người, và hiện nay đã lên tới 500 triệu người nhờ một loạt đổi mới nhằm khắc phục những thách thức cung cấp bảo hiểm khả thi và có hiệu quả đối với người thu nhập thấp.
Những biện pháp đổi mới này làm tăng hiệu quả của nỗ lực làm giảm nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo.
Vi bảo hiểm cung cấp bảo hiểm đúng lúc người nghèo cần hỗ trợ, chuyển giao qua nhiều kênh với sự hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ và đối tác làm cho các dịch vụ bảo hiểm hợp hơn với người nghèo.
ILO cho biết khoảng 60% dân số thế giới đã được hưởng vi bảo hiểm.
Ở châu Á, vi bảo hiểm đã chiếm gần 80% thị trường trong khi con số này ở Mỹ Latinh là 15% và ở châu Phi là 5%.
Châu Á dẫn đầu thế giới về số người được hưởng vi bảo hiểm do nhiều nhân tố như dân số đông, mật độ dân số cao, lợi ích của các công ty bảo hiểm công và tư nhân, các kênh chuyển giao bảo hiểm thích hợp, đặc biệt sự ủng hộ tích cực của các chính phủ.
ILO và Quỹ Munich Re nêu rõ rằng vi bảo hiểm có thể góp phần bảo vệ xã hội và tăng cường sức bật của nền kinh tế. Tuy nhiên, vi bảo hiểm tự nó không thể phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo nhưng là công cụ hiệu quả trong các công cụ giảm đói nghèo.
Kết hợp với các nguồn tài chính bảo vệ xã hội, ngăn chặn và giảm rủi ro, các dịch vụ tài chính xử lý rủi ro khác như tiết kiệm và tín dụng khẩn cấp, vi tín dụng có thể đóng vai trò thiết yếu ở nhiều mức độ khác nhau trong xử lý rủi ro hiệu quả, giảm khả năng dễ bị tổn thương và góp phần tích cực xóa đói nghèo./.
(TTXVN)