Ngày 1/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức Hội nghị đánh giá giữa kỳ Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ.
Kế thừa thành công và những bài học rút ra từ Dự án tài chính nông thôn I và II, Dự án tài chính nông thôn III được triển khai từ tháng 6/2009 có tổng vốn đầu tư 200 triệu USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình nông thôn tiếp cận được nguồn vốn thuận tiện.
Nguồn vốn của khoản tín dụng được chuyển cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua một Hợp đồng vay lại tín dụng ký giữa Bộ Tài chính và BIDV. Tính đến thời điểm này, Dự án đã lựa chọn được 21 định chế tài chính tham gia giải ngân.
Mục tiêu của Dự án là cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp nông thôn; tăng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nông thôn và tăng việc làm; tăng cường hoạt động cho vay, đặc biệt là khoản vay có kỳ hạn đối với khu vực tư nhân nông thôn cho các khoản đầu tư vốn thông qua tất cả các định chế tài chính.
Công ty tư vấn Mê Kông đã đưa ra những đánh giá dựa trên 517 tiểu dự án và phỏng vấn người vay cuối cùng; thực hiện 49 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo các định chế tài chính trực tiếp quản lý Dự án cho thấy, mặc dù mới thực hiện được 2 năm (tháng 6/2009 - tháng 6/2011) nhưng Dự án đã chứng tỏ những tác động hết sức tích cực đối với nền kinh tế nông thôn cũng như các định chế tài chính tham gia. Dự án này đã tiếp tục làm giảm bớt những vấn đề cơ cấu đang tồn tại trong nền kinh tế nông thôn, đặc biệt áp lực về nguồn vốn và hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế cho các định chế tài chính, phát triển các sản phẩm tài chính mới.
Nguồn vốn của Dự án đã khẳng định vai trò quan trọng đối với việc thực hiện hay mở rộng sản xuất kinh doanh của người vay, thể hiện qua tỷ lệ tài trợ của Dự án cho khoản vay Quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) là trên 53%, Quỹ phát triển Nông thôn (RDF) là trên 54%. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ tài trợ cho tiểu dự án của Dự án tài chính nông thôn III, các định chế tài chính và người vay cuối cùng được thỏa mãn với tỷ lệ tương ứng tối đa 70% và tối thiểu 15%.
Số liệu thống kê cũng cho thấy số lượng tiểu Dự án RDF là 20.619, trong đó số việc làm tạo ra từ quỹ RDF là 50.450 việc làm. Như vậy một khoản vay từ quỹ RDF có thể tạo ra 1,97 việc làm. Trong đó, các ngành chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạo ra nhiều việc làm mới nhất./.
Kế thừa thành công và những bài học rút ra từ Dự án tài chính nông thôn I và II, Dự án tài chính nông thôn III được triển khai từ tháng 6/2009 có tổng vốn đầu tư 200 triệu USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình nông thôn tiếp cận được nguồn vốn thuận tiện.
Nguồn vốn của khoản tín dụng được chuyển cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua một Hợp đồng vay lại tín dụng ký giữa Bộ Tài chính và BIDV. Tính đến thời điểm này, Dự án đã lựa chọn được 21 định chế tài chính tham gia giải ngân.
Mục tiêu của Dự án là cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp nông thôn; tăng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nông thôn và tăng việc làm; tăng cường hoạt động cho vay, đặc biệt là khoản vay có kỳ hạn đối với khu vực tư nhân nông thôn cho các khoản đầu tư vốn thông qua tất cả các định chế tài chính.
Công ty tư vấn Mê Kông đã đưa ra những đánh giá dựa trên 517 tiểu dự án và phỏng vấn người vay cuối cùng; thực hiện 49 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo các định chế tài chính trực tiếp quản lý Dự án cho thấy, mặc dù mới thực hiện được 2 năm (tháng 6/2009 - tháng 6/2011) nhưng Dự án đã chứng tỏ những tác động hết sức tích cực đối với nền kinh tế nông thôn cũng như các định chế tài chính tham gia. Dự án này đã tiếp tục làm giảm bớt những vấn đề cơ cấu đang tồn tại trong nền kinh tế nông thôn, đặc biệt áp lực về nguồn vốn và hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế cho các định chế tài chính, phát triển các sản phẩm tài chính mới.
Nguồn vốn của Dự án đã khẳng định vai trò quan trọng đối với việc thực hiện hay mở rộng sản xuất kinh doanh của người vay, thể hiện qua tỷ lệ tài trợ của Dự án cho khoản vay Quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) là trên 53%, Quỹ phát triển Nông thôn (RDF) là trên 54%. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ tài trợ cho tiểu dự án của Dự án tài chính nông thôn III, các định chế tài chính và người vay cuối cùng được thỏa mãn với tỷ lệ tương ứng tối đa 70% và tối thiểu 15%.
Số liệu thống kê cũng cho thấy số lượng tiểu Dự án RDF là 20.619, trong đó số việc làm tạo ra từ quỹ RDF là 50.450 việc làm. Như vậy một khoản vay từ quỹ RDF có thể tạo ra 1,97 việc làm. Trong đó, các ngành chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạo ra nhiều việc làm mới nhất./.
Minh Thúy (Vietnam+)