Hội nghị hòa bình dân tộc Afghanistan đã khai mạc tại thủ đô Kabul ngày 2/6, với sự tham dự của khoảng 1.600 nhà lãnh đạo trên cả nước, gồm các tộc trưởng, nghị sĩ, quan chức chính phủ, các nhà hoạt động chính trị và hoạt động xã hội.
Hội nghị được tổ chức nhằm tìm kiếm sự đồng thuận đối với nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 9 năm qua ở Afghanistan.
Trong ba ngày họp, hội nghị tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình hòa giải do Chính phủ khởi xướng với phiến quân Taliban, đảm bảo nền hòa bình bền vững cho đất nước. Khoảng 12.000 nhân viên an ninh đã được triển khai đảm bảo an toàn cho hội nghị.
Đây là hội nghị hòa bình dân tộc thứ ba được tổ chức tại Afghanistan kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001.
Ông Mohammad Zahir Faiz-zada, người đứng đầu đoàn đại biểu tỉnh Herat, phía Tây Afghanistan, nhấn mạnh "mục tiêu của hội nghị là tìm kiếm nền hòa bình bền vững ở Afghanistan."
Trong khi đó, ông Sayed Aziz Daheer, một đại biểu của tỉnh Nangahar cho rằng "đã đến lúc chính phủ ngồi vào bàn thương lượng với lực lượng vũ trang đối lập, và đây là một biện pháp đi đúng hướng."
Các nước ủng hộ Chính phủ Afghanistan, trong đó có Mỹ, đã bày tỏ ủng hộ hội nghị, cho rằng đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của Afghanistan.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ngày 1/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bày tỏ hy vọng hội nghị hòa bình sẽ giúp Afghanistan đạt được nền hòa bình lâu dài.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Karzai và bày tỏ sự ủng hộ đối với hội nghị hòa bình dân tộc của Afghanistan.
Cùng ngày, phiến quân Taliban đã bắn hai quả rocket rơi xuống gần nơi diễn ra hội nghị hòa bình. Vụ việc gây hoảng loạn trong dân chúng, song không có thương vong.
Trước đó, ngày 1/6, phiến quân Taliban, không được mời tham dự hội nghị, đã gửi tới các tổ chức truyền thông một tuyên bố nói rằng hội nghị này không đại diện cho nhân dân Afghanistan và chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nước ngoài, đồng thời đe dọa sẽ giết hại những người tham dự hội nghị.
Liên quan đến hoạt động hỗ trợ Afghanistan tái thiết đất nước, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Katsuya Okada ngày 1/6 cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ cấp 1,5 tỷ yen cho các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ các hoạt động của họ trong công tác tái thiết Afghanistan. Đây là một phần trong gói viện trợ 5 tỷ USD mà Tokyo công bố hồi tháng 11/2009.
Ngày 1/6, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết đang tìm cách huy động 18 triệu USD nhằm đáp ứng thiếu hụt ngân sách cho các hoạt động trợ giúp hơn một triệu người Afghanistan tị nạn tại Iran.
Người phát ngôn của UNHCR Andrej Mahecic cho biết đến nay, UNHCR mới chỉ nhận được 22% trong tổng số 36,8 triệu USD cần thiết để thực hiện các kế hoạch đối với người tị nạn Afghanistan như giáo dục, y tế, hỗ trợ việc làm, hệ thống nước sạch./.
Hội nghị được tổ chức nhằm tìm kiếm sự đồng thuận đối với nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 9 năm qua ở Afghanistan.
Trong ba ngày họp, hội nghị tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình hòa giải do Chính phủ khởi xướng với phiến quân Taliban, đảm bảo nền hòa bình bền vững cho đất nước. Khoảng 12.000 nhân viên an ninh đã được triển khai đảm bảo an toàn cho hội nghị.
Đây là hội nghị hòa bình dân tộc thứ ba được tổ chức tại Afghanistan kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001.
Ông Mohammad Zahir Faiz-zada, người đứng đầu đoàn đại biểu tỉnh Herat, phía Tây Afghanistan, nhấn mạnh "mục tiêu của hội nghị là tìm kiếm nền hòa bình bền vững ở Afghanistan."
Trong khi đó, ông Sayed Aziz Daheer, một đại biểu của tỉnh Nangahar cho rằng "đã đến lúc chính phủ ngồi vào bàn thương lượng với lực lượng vũ trang đối lập, và đây là một biện pháp đi đúng hướng."
Các nước ủng hộ Chính phủ Afghanistan, trong đó có Mỹ, đã bày tỏ ủng hộ hội nghị, cho rằng đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của Afghanistan.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ngày 1/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bày tỏ hy vọng hội nghị hòa bình sẽ giúp Afghanistan đạt được nền hòa bình lâu dài.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Karzai và bày tỏ sự ủng hộ đối với hội nghị hòa bình dân tộc của Afghanistan.
Cùng ngày, phiến quân Taliban đã bắn hai quả rocket rơi xuống gần nơi diễn ra hội nghị hòa bình. Vụ việc gây hoảng loạn trong dân chúng, song không có thương vong.
Trước đó, ngày 1/6, phiến quân Taliban, không được mời tham dự hội nghị, đã gửi tới các tổ chức truyền thông một tuyên bố nói rằng hội nghị này không đại diện cho nhân dân Afghanistan và chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nước ngoài, đồng thời đe dọa sẽ giết hại những người tham dự hội nghị.
Liên quan đến hoạt động hỗ trợ Afghanistan tái thiết đất nước, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Katsuya Okada ngày 1/6 cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ cấp 1,5 tỷ yen cho các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ các hoạt động của họ trong công tác tái thiết Afghanistan. Đây là một phần trong gói viện trợ 5 tỷ USD mà Tokyo công bố hồi tháng 11/2009.
Ngày 1/6, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết đang tìm cách huy động 18 triệu USD nhằm đáp ứng thiếu hụt ngân sách cho các hoạt động trợ giúp hơn một triệu người Afghanistan tị nạn tại Iran.
Người phát ngôn của UNHCR Andrej Mahecic cho biết đến nay, UNHCR mới chỉ nhận được 22% trong tổng số 36,8 triệu USD cần thiết để thực hiện các kế hoạch đối với người tị nạn Afghanistan như giáo dục, y tế, hỗ trợ việc làm, hệ thống nước sạch./.
(TTXVN/Vietnam+)