Phát biểu trước báo giới ngày 12/2, Bộ trưởng Du lịch Ai Cập Zoheir Garana cho biết Ai Cập đặt mục tiêu thu hút 14 triệu du khách và đạt doanh thu 11,5 tỷ USD trong năm nay.
Để đạt được điều này, Ai Cập đã tổ chức nhiều chiến dịch quảng bá tại nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và xây dựng thêm 199.000 phòng khách sạn.
Ngoài ra, Ai Cập tiếp tục thực hiện kế hoạch tham vọng của mình nhằm thực hiện sự phát triển của ngành công nghiệp không khói như cải tạo lại các sân bay, hạ tầng cơ sở, củng cố các cơ chế hợp tác với ngành hàng không, hoàn thành việc xây dựng nhà ga số 3 của sân bay Cairo với mục tiêu đón được 27 triệu hành khách/năm.
Trong năm 2009, doanh thu từ du lịch - nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập đã giảm 2,1% xuống 10,76 tỷ USD và nước này đã đón khoảng 12,8 triệu du khách nước ngoài, giảm khoảng 3%. Việc giảm sút này giải thích bởi khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, dịch cúm A/H1N1 và cuộc chiến tại Dải Gaza.
Tuy nhiên, ông Garana cho rằng sự suy giảm trên là không đáng lo ngại nếu so với mức giảm trung bình 8% của toàn cầu theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (OMT).
Đại diện của các hãng lữ hành Ai Cập cũng thể hiện sự lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp không khói nước này.
Trong hai tháng cuối năm 2009, đặc biệt trong dịp lễ Noel, ngành du lịch Ai Cập đã có những cải thiện đáng kể. Lượng đặt phòng ở Louqsor, Charm Al-Cheikh và Hurghada tăng 8-12% so với cùng kỳ năm ngoái. Những nước có lượng du khách đến Ai Cập đông là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu, Nga.
Bộ trưởng Du lịch Ai Cập Zoheir Garana tuyên bố, nước này đặt mục tiêu đón 25 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2022./.
Để đạt được điều này, Ai Cập đã tổ chức nhiều chiến dịch quảng bá tại nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và xây dựng thêm 199.000 phòng khách sạn.
Ngoài ra, Ai Cập tiếp tục thực hiện kế hoạch tham vọng của mình nhằm thực hiện sự phát triển của ngành công nghiệp không khói như cải tạo lại các sân bay, hạ tầng cơ sở, củng cố các cơ chế hợp tác với ngành hàng không, hoàn thành việc xây dựng nhà ga số 3 của sân bay Cairo với mục tiêu đón được 27 triệu hành khách/năm.
Trong năm 2009, doanh thu từ du lịch - nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập đã giảm 2,1% xuống 10,76 tỷ USD và nước này đã đón khoảng 12,8 triệu du khách nước ngoài, giảm khoảng 3%. Việc giảm sút này giải thích bởi khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, dịch cúm A/H1N1 và cuộc chiến tại Dải Gaza.
Tuy nhiên, ông Garana cho rằng sự suy giảm trên là không đáng lo ngại nếu so với mức giảm trung bình 8% của toàn cầu theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (OMT).
Đại diện của các hãng lữ hành Ai Cập cũng thể hiện sự lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp không khói nước này.
Trong hai tháng cuối năm 2009, đặc biệt trong dịp lễ Noel, ngành du lịch Ai Cập đã có những cải thiện đáng kể. Lượng đặt phòng ở Louqsor, Charm Al-Cheikh và Hurghada tăng 8-12% so với cùng kỳ năm ngoái. Những nước có lượng du khách đến Ai Cập đông là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu, Nga.
Bộ trưởng Du lịch Ai Cập Zoheir Garana tuyên bố, nước này đặt mục tiêu đón 25 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2022./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)