Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ngày 23/2 đã quyết định điều chỉnh ngày tiến hành bầu cử quốc hội theo yêu cầu của Giáo hội Cơ đốc giáo.
Trong một tuyên bố, Phủ Tổng thống cho biết đợt một cuộc bầu cử quốc hội sắp tới sẽ được tổ chức vào ngày 22-23/4, thay vì ngày 27-28/4 như kế hoạch ban đầu.
Theo sắc lệnh mới của Tổng thống, cuộc bầu cử quốc hội vẫn sẽ được tổ chức làm bốn đợt tại các khu vực khác nhau trên cả nước. Mỗi đợt sẽ kéo dài hai ngày và có hai ngày bỏ phiếu bổ sung.
Đợt một diễn ra vào ngày 22-23/4 tại bốn tỉnh và thủ đô Cairo; vòng hai của đợt một diễn ra vào ngày 29-30/4.
Đợt hai được tổ chức vào ngày 11-12/5 tại tám tỉnh và thành phố trong đó có Alexandria, còn vòng hai sẽ diễn ra vào ngày 19-20/5.
Đợt ba diễn ra tại tám tỉnh khác vào ngày 28-29/5, và vào ngày 5-6/6 đối với vòng hai.
Đợt cuối được tổ chức tại sáu tỉnh còn lại vào ngày 15-16/6 và vòng hai diễn ra ngày 23-24/6.
Trước đó, các thành viên Giáo hội Cơ đốc giáo, cộng đồng tôn giáo chiếm khoảng 10% dân số của Ai Cập, đã chỉ trích quyết định của Tổng thống do thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội dự kiến sẽ trùng với dịp Lễ Phục sinh.
[Ông El Baradei kêu gọi tẩy chay bầu cử QH Ai Cập]
Theo một số nguồn tin, các nhà lãnh đạo Giáo hội Cơ đốc giáo giáo đã yêu cầu chuyển thời điểm tổ chức cuộc bầu cử này sang ngày 4-5/5.
Tuy tránh được tranh cãi với những người Cơ Đốc giáo song kế hoạch bầu cử mới làm gia tăng mâu thuẫn và căng thẳng giữa phe Hồi giáo cầm quyền và lực lượng đối lập.
Phe đối lập cho rằng Tổng thống Mosi không nên kêu gọi tổ chức bầu cử cho đến khi giải quyết xong tất cả các vấn đề gây tranh cãi, trong đó có bản Hiến pháp mới do phe Hồi giáo soạn thảo.
Nhân vật đối lập hàng đầu Mohamed ElBaradei ngày 23/2 đã kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, tuy nhiên các nhà lãnh đạo khác trong Mặt trận Cứu quốc (NSF) lại chưa nhất trí với quan điểm đó.
Dự kiến, NSF - liên minh đối lập chính tại Ai Cập, sẽ đưa ra quyết định chính thức của mình trong tuần tới.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, tại thành phố Port Said nằm dọc kênh đào Suez, hàng trăm cổ động viên của Câu lạc bộ bóng đá Al-Masry đã phong tỏa tuyến đường bộ nối Port Said với thủ đô Cairo và cảng Al-Raswa.
Các hoạt động chống chính phủ tại địa phương này cũng khiến nhiều trường học và khu mua sắm miễn thuế phải đóng cửa.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil cho biết chính phủ sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của những người biểu tình tại Port Said, trong đó có việc bổ nhiệm một thẩm phán độc lập để tiến hành điều tra về các vụ bạo động xảy ra vào cuối tháng Giêng vừa qua khiến khoảng 40 người thiệt mạng.
Thủ tướng Qandil cũng thông báo rằng dự án phát triển Kênh đào Suez sẽ sớm được khởi động và dự kiến sẽ tạo ra hơn 750.000 việc làm cho người dân địa phương./.
Trong một tuyên bố, Phủ Tổng thống cho biết đợt một cuộc bầu cử quốc hội sắp tới sẽ được tổ chức vào ngày 22-23/4, thay vì ngày 27-28/4 như kế hoạch ban đầu.
Theo sắc lệnh mới của Tổng thống, cuộc bầu cử quốc hội vẫn sẽ được tổ chức làm bốn đợt tại các khu vực khác nhau trên cả nước. Mỗi đợt sẽ kéo dài hai ngày và có hai ngày bỏ phiếu bổ sung.
Đợt một diễn ra vào ngày 22-23/4 tại bốn tỉnh và thủ đô Cairo; vòng hai của đợt một diễn ra vào ngày 29-30/4.
Đợt hai được tổ chức vào ngày 11-12/5 tại tám tỉnh và thành phố trong đó có Alexandria, còn vòng hai sẽ diễn ra vào ngày 19-20/5.
Đợt ba diễn ra tại tám tỉnh khác vào ngày 28-29/5, và vào ngày 5-6/6 đối với vòng hai.
Đợt cuối được tổ chức tại sáu tỉnh còn lại vào ngày 15-16/6 và vòng hai diễn ra ngày 23-24/6.
Trước đó, các thành viên Giáo hội Cơ đốc giáo, cộng đồng tôn giáo chiếm khoảng 10% dân số của Ai Cập, đã chỉ trích quyết định của Tổng thống do thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội dự kiến sẽ trùng với dịp Lễ Phục sinh.
[Ông El Baradei kêu gọi tẩy chay bầu cử QH Ai Cập]
Theo một số nguồn tin, các nhà lãnh đạo Giáo hội Cơ đốc giáo giáo đã yêu cầu chuyển thời điểm tổ chức cuộc bầu cử này sang ngày 4-5/5.
Tuy tránh được tranh cãi với những người Cơ Đốc giáo song kế hoạch bầu cử mới làm gia tăng mâu thuẫn và căng thẳng giữa phe Hồi giáo cầm quyền và lực lượng đối lập.
Phe đối lập cho rằng Tổng thống Mosi không nên kêu gọi tổ chức bầu cử cho đến khi giải quyết xong tất cả các vấn đề gây tranh cãi, trong đó có bản Hiến pháp mới do phe Hồi giáo soạn thảo.
Nhân vật đối lập hàng đầu Mohamed ElBaradei ngày 23/2 đã kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, tuy nhiên các nhà lãnh đạo khác trong Mặt trận Cứu quốc (NSF) lại chưa nhất trí với quan điểm đó.
Dự kiến, NSF - liên minh đối lập chính tại Ai Cập, sẽ đưa ra quyết định chính thức của mình trong tuần tới.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, tại thành phố Port Said nằm dọc kênh đào Suez, hàng trăm cổ động viên của Câu lạc bộ bóng đá Al-Masry đã phong tỏa tuyến đường bộ nối Port Said với thủ đô Cairo và cảng Al-Raswa.
Các hoạt động chống chính phủ tại địa phương này cũng khiến nhiều trường học và khu mua sắm miễn thuế phải đóng cửa.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil cho biết chính phủ sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của những người biểu tình tại Port Said, trong đó có việc bổ nhiệm một thẩm phán độc lập để tiến hành điều tra về các vụ bạo động xảy ra vào cuối tháng Giêng vừa qua khiến khoảng 40 người thiệt mạng.
Thủ tướng Qandil cũng thông báo rằng dự án phát triển Kênh đào Suez sẽ sớm được khởi động và dự kiến sẽ tạo ra hơn 750.000 việc làm cho người dân địa phương./.
(TTXVN)