Ai sẽ là người khai mạc Đại hội thể thao Khối liên hiệp Anh (CWG) bắt đầu vào ngày 3/10 tới tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ?
Câu hỏi đó chưa bao giờ được đặt ra trong các lần Đại hội trước đây, song lần này lại là vấn đề gây tranh cãi khá “nảy lửa” trong dư luận Ấn Độ.
Nhiều kênh truyền hình Ấn Độ phát tiếng Anh như Time Now, NDTV 24x7, IBN-CNN, ngày 27/9, đều đề cập đề tài “nóng” nói trên.
Theo các kênh truyền hình này, Thái tử Charles, người thay mặt Nữ hoàng Anh Elizabeth II, tuyên bố ông là người “có quyền” nhất để khai mạc sự kiện thể thao lớn này.
Song có dư luận lại phản đối với lý do bà Pratibha Patil, Tổng thống nước chủ nhà đứng ra khai mạc Đại hội thì hợp lý hơn vì có cấp bậc cao hơn Thái tử về mặt lễ tân, đồng thời cho rằng nếu Thái tử Charles khăng khăng không chịu nhượng bộ thì chứng tỏ nước Anh hiện đại vẫn còn “tư tưởng thực dân” trong đối xử với các nước thuộc địa cũ.
Dư luận Ấn Độ cũng nói rằng nếu Nữ hoàng Elizabeth II tham dự thì việc bà đứng ra khai mạc Đại hội là “không có gì phải bàn” song vấn đề lại khác hẳn khi bà không dự.
Họ còn nhắc lại trường hợp Đại hội CWG năm 1998 tổ chức tại Malaysia. Do Nữ hoàng Elizabeth II không dự Đại hội này và chỉ cử một thành viên Hoàng gia tham gia, nên chính Nhà vua nước chủ nhà đã vinh dự đứng ra khai mạc sự kiện thể thao lớn này của Khối liên hiệp Anh.
Tuy nhiên, tới chiều tối cùng ngày các nguồn tin cấp cao từ Chính phủ Ấn Độ và Anh cho biết mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa với sự thỏa hiệp của hai bên: Thái tử Chales và Tổng thống Pratibha Patil đều sẽ là những nhân vật trọng yếu nhất tại sự kiện thể thao này và cũng sẽ cùng khai mạc Đại hội./.
Câu hỏi đó chưa bao giờ được đặt ra trong các lần Đại hội trước đây, song lần này lại là vấn đề gây tranh cãi khá “nảy lửa” trong dư luận Ấn Độ.
Nhiều kênh truyền hình Ấn Độ phát tiếng Anh như Time Now, NDTV 24x7, IBN-CNN, ngày 27/9, đều đề cập đề tài “nóng” nói trên.
Theo các kênh truyền hình này, Thái tử Charles, người thay mặt Nữ hoàng Anh Elizabeth II, tuyên bố ông là người “có quyền” nhất để khai mạc sự kiện thể thao lớn này.
Song có dư luận lại phản đối với lý do bà Pratibha Patil, Tổng thống nước chủ nhà đứng ra khai mạc Đại hội thì hợp lý hơn vì có cấp bậc cao hơn Thái tử về mặt lễ tân, đồng thời cho rằng nếu Thái tử Charles khăng khăng không chịu nhượng bộ thì chứng tỏ nước Anh hiện đại vẫn còn “tư tưởng thực dân” trong đối xử với các nước thuộc địa cũ.
Dư luận Ấn Độ cũng nói rằng nếu Nữ hoàng Elizabeth II tham dự thì việc bà đứng ra khai mạc Đại hội là “không có gì phải bàn” song vấn đề lại khác hẳn khi bà không dự.
Họ còn nhắc lại trường hợp Đại hội CWG năm 1998 tổ chức tại Malaysia. Do Nữ hoàng Elizabeth II không dự Đại hội này và chỉ cử một thành viên Hoàng gia tham gia, nên chính Nhà vua nước chủ nhà đã vinh dự đứng ra khai mạc sự kiện thể thao lớn này của Khối liên hiệp Anh.
Tuy nhiên, tới chiều tối cùng ngày các nguồn tin cấp cao từ Chính phủ Ấn Độ và Anh cho biết mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa với sự thỏa hiệp của hai bên: Thái tử Chales và Tổng thống Pratibha Patil đều sẽ là những nhân vật trọng yếu nhất tại sự kiện thể thao này và cũng sẽ cùng khai mạc Đại hội./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)