Nguy cơ khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tan rã đang được bàn luận nhiều tại Ấn Độ - nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á.
Ông Kaushik Basu, Cố vấn trưởng về kinh tế của Chính phủ Ấn Độ vừa khuyến cáo rằng nếu Eurozone tan vỡ thì tác động của nó còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 sau khi các ngân hàng Mỹ sụp đổ.
Phát biểu tại cuộc hội thảo do Exim Bank tổ chức tại Mumbai ngày 9/6, ông Basu nói nếu châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng thì Ấn Độ cũng sẽ phải trải qua một thời điểm vô cùng khó khăn, mặc dù Chính phủ và Ngân hàng dự trữ (RBI – ngân hàng Trung ương) đã có một nhóm chuyên trách thảo ra những kịch bản khác nhau để xem Ấn Độ sẽ phản ứng như thế nào.
Ông nói: “Thật là dối trá nếu nói rằng chúng ta đã có đủ sức mạnh để đương đầu với ảnh hưởng đó. Nó (Eurozone tan rã) sẽ ảnh hưởng đến chúng ta.”
Tuy nhiên, về chiều hướng tích cực, ông Basu cho rằng thật “may mắn” vì châu Âu hiện không còn là địa điểm xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ nữa, mà hầu như vị trí này đang chuyển sang khu vực Trung Đông.
Mặc dù vậy, ông khuyến cáo cuộc khủng hoảng Eurozone ảnh hưởng gián tiếp đến Ấn Độ.
Ông nói: “Châu Âu là một động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Nếu Ấn Độ không bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng Eurozone thì các đối tác thương mại chính của Ấn Độ như Mỹ sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức và như vậy Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp."
Nhắc lại việc ngân hàng Lehman của Mỹ sụp đổ đã kéo cả thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính năm 2008, ông Basu nói rằng cuộc khủng hoảng này đã chứng tỏ không chỉ các hàng hóa xuất khẩu trực tiếp bị ảnh hưởng mà cả lĩnh vực tài chính của thế giới cũng bị nhấn chìm.
Giải thích về nỗi lo của ông đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung, ông Basu nói vấn đề sẽ nổi lên vào năm 2014, khi 800 ngân hàng cần phải có 1.300 tỷ USD để thanh toán tiền lãi cho các hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTRO - long term refinancing operations) của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào tháng 12/2014 và tháng 2/2015. Khi đó, có thể toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ bị hủy hoại.
Tuy nhiên, ông cũng hy vọng vào năm 2015 nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang nổi sẽ tốt hơn.
Về tác động của “kịch bản” Hy Lạp ra khỏi Eurozone đối với kinh tế Ấn Độ, ông Basu nói: “Chúng ta cũng không thoát nạn. Thực tế sẽ có một số nguy cơ đang diễn ra và sẽ tồn tại một thời gian. Chúng đang ảnh hưởng đến chúng ta.”
Ông Basu cho biết Chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch đối phó với tình huống bất ngờ trong trường hợp Eurozone tan vỡ, song ông không tiết lộ chi tiết của kế hoạch.
Một quan chức bộ Tài chính Ấn Độ giấu tên nói rằng Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã chuẩn bị các biện pháp tiền tệ và biện pháp tài chính cần thiết để bảo vệ Ấn Độ trước “cú sốc” Eurozone tan vỡ.
Quan chức này cũng không cho biết cụ thể song nói rằng trong số các biện pháp được tính đến có biện pháp hạ lãi suất; giảm số tiền mà các ngân hàng phải “đặt cọc” tại Ngân hàng Trung ương (hiện nay tỷ lệ đặc cọc tại ngân hàng Trung ương là 4,75%); cho phép các cho các công ty vay tiền nhiều hơn./.
Ông Kaushik Basu, Cố vấn trưởng về kinh tế của Chính phủ Ấn Độ vừa khuyến cáo rằng nếu Eurozone tan vỡ thì tác động của nó còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 sau khi các ngân hàng Mỹ sụp đổ.
Phát biểu tại cuộc hội thảo do Exim Bank tổ chức tại Mumbai ngày 9/6, ông Basu nói nếu châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng thì Ấn Độ cũng sẽ phải trải qua một thời điểm vô cùng khó khăn, mặc dù Chính phủ và Ngân hàng dự trữ (RBI – ngân hàng Trung ương) đã có một nhóm chuyên trách thảo ra những kịch bản khác nhau để xem Ấn Độ sẽ phản ứng như thế nào.
Ông nói: “Thật là dối trá nếu nói rằng chúng ta đã có đủ sức mạnh để đương đầu với ảnh hưởng đó. Nó (Eurozone tan rã) sẽ ảnh hưởng đến chúng ta.”
Tuy nhiên, về chiều hướng tích cực, ông Basu cho rằng thật “may mắn” vì châu Âu hiện không còn là địa điểm xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ nữa, mà hầu như vị trí này đang chuyển sang khu vực Trung Đông.
Mặc dù vậy, ông khuyến cáo cuộc khủng hoảng Eurozone ảnh hưởng gián tiếp đến Ấn Độ.
Ông nói: “Châu Âu là một động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Nếu Ấn Độ không bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng Eurozone thì các đối tác thương mại chính của Ấn Độ như Mỹ sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức và như vậy Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp."
Nhắc lại việc ngân hàng Lehman của Mỹ sụp đổ đã kéo cả thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính năm 2008, ông Basu nói rằng cuộc khủng hoảng này đã chứng tỏ không chỉ các hàng hóa xuất khẩu trực tiếp bị ảnh hưởng mà cả lĩnh vực tài chính của thế giới cũng bị nhấn chìm.
Giải thích về nỗi lo của ông đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung, ông Basu nói vấn đề sẽ nổi lên vào năm 2014, khi 800 ngân hàng cần phải có 1.300 tỷ USD để thanh toán tiền lãi cho các hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTRO - long term refinancing operations) của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào tháng 12/2014 và tháng 2/2015. Khi đó, có thể toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ bị hủy hoại.
Tuy nhiên, ông cũng hy vọng vào năm 2015 nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang nổi sẽ tốt hơn.
Về tác động của “kịch bản” Hy Lạp ra khỏi Eurozone đối với kinh tế Ấn Độ, ông Basu nói: “Chúng ta cũng không thoát nạn. Thực tế sẽ có một số nguy cơ đang diễn ra và sẽ tồn tại một thời gian. Chúng đang ảnh hưởng đến chúng ta.”
Ông Basu cho biết Chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch đối phó với tình huống bất ngờ trong trường hợp Eurozone tan vỡ, song ông không tiết lộ chi tiết của kế hoạch.
Một quan chức bộ Tài chính Ấn Độ giấu tên nói rằng Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã chuẩn bị các biện pháp tiền tệ và biện pháp tài chính cần thiết để bảo vệ Ấn Độ trước “cú sốc” Eurozone tan vỡ.
Quan chức này cũng không cho biết cụ thể song nói rằng trong số các biện pháp được tính đến có biện pháp hạ lãi suất; giảm số tiền mà các ngân hàng phải “đặt cọc” tại Ngân hàng Trung ương (hiện nay tỷ lệ đặc cọc tại ngân hàng Trung ương là 4,75%); cho phép các cho các công ty vay tiền nhiều hơn./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnam+)