Báo cáo do Viện Nghiên cứu tài chính Anh (IFS) vừa công bố cho biết, chính phủ nước này có thể sẽ phải kéo dài chương trình "thắt lưng buộc bụng" đến năm 2018 nếu triển vọng tăng trưởng kinh tế và nguồn thu từ thuế tiếp tục sụt giảm như trong thời gian gần đây.
IFS cho rằng nếu như nền kinh tế của đảo quốc "Sương mù" không phục hồi trở lại, Chính phủ Anh có thể sẽ phải tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu công nhằm tiết kiệm thêm 11 tỷ bảng (khoảng 17,6 tỷ USD), sau khi đã áp dụng hàng loạt biện pháp khắc khổ để tiết kiệm cho ngân sách 8 tỷ bảng (12,8 tỷ USD).
Báo cáo nghiên cứu của IFS đã xem xét triển vọng đi xuống của nền kinh tế Anh và xu hướng giảm sút nguồn thu từ thuế trong bảy tháng đầu năm của tài khóa 2012-2013.
Số liệu do Cơ quan thống kê quốc gia (ONS) công bố hồi tuần trước cho thấy nợ công của nước này trong tháng 10 lên tới 8,6 tỷ bảng (13,7 tỷ USD), trong khi nguồn thu từ thuế doanh nghiệp giảm 10%.
Theo ước tính của IFS, nếu như nợ công của Anh trong những tháng còn lại tiếp tục gia tăng với tốc độ như trong bảy tháng vừa qua, thì tổng nợ công trong tài khóa 2012-2013 sẽ là 133 tỷ bảng (khoảng 212,8 tỷ USD), cao hơn mục tiêu mà chính phủ đề ra tới 13 tỷ bảng (khoảng 20,8 tỷ USD).
IFS nhận định Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne có thể sẽ phải từ bỏ một trong những nguyên tắc vàng của mình là đảm bảo tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bắt đầu giảm vào năm 2015.
Khả năng này càng được củng cố khi hồi tuần trước, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mervyn King cũng cho rằng việc nước này không đạt được mục tiêu về nợ công là có thể chấp nhận được trong điều kiện cả nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế của xứ sở "Sương mù" vẫn tăng trưởng chậm chạp.
Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ Tài chính cho biết các biện pháp mà chính phủ áp dụng trong thời gian vừa qua đã giúp cắt giảm thâm hụt ngân sách được 1/4, trong khi tạo ra được hơn một triệu việc làm mới trong khu vực tư nhân, giảm tỷ lệ lạm phát và phục hồi kinh tế.
Mặc dù Anh vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế cả trong và ngoài nước, nhưng chính phủ đang thực hiện những biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề nợ công và thúc đẩy nền kinh tế trong cuộc đua toàn cầu./.
IFS cho rằng nếu như nền kinh tế của đảo quốc "Sương mù" không phục hồi trở lại, Chính phủ Anh có thể sẽ phải tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu công nhằm tiết kiệm thêm 11 tỷ bảng (khoảng 17,6 tỷ USD), sau khi đã áp dụng hàng loạt biện pháp khắc khổ để tiết kiệm cho ngân sách 8 tỷ bảng (12,8 tỷ USD).
Báo cáo nghiên cứu của IFS đã xem xét triển vọng đi xuống của nền kinh tế Anh và xu hướng giảm sút nguồn thu từ thuế trong bảy tháng đầu năm của tài khóa 2012-2013.
Số liệu do Cơ quan thống kê quốc gia (ONS) công bố hồi tuần trước cho thấy nợ công của nước này trong tháng 10 lên tới 8,6 tỷ bảng (13,7 tỷ USD), trong khi nguồn thu từ thuế doanh nghiệp giảm 10%.
Theo ước tính của IFS, nếu như nợ công của Anh trong những tháng còn lại tiếp tục gia tăng với tốc độ như trong bảy tháng vừa qua, thì tổng nợ công trong tài khóa 2012-2013 sẽ là 133 tỷ bảng (khoảng 212,8 tỷ USD), cao hơn mục tiêu mà chính phủ đề ra tới 13 tỷ bảng (khoảng 20,8 tỷ USD).
IFS nhận định Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne có thể sẽ phải từ bỏ một trong những nguyên tắc vàng của mình là đảm bảo tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bắt đầu giảm vào năm 2015.
Khả năng này càng được củng cố khi hồi tuần trước, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mervyn King cũng cho rằng việc nước này không đạt được mục tiêu về nợ công là có thể chấp nhận được trong điều kiện cả nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế của xứ sở "Sương mù" vẫn tăng trưởng chậm chạp.
Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ Tài chính cho biết các biện pháp mà chính phủ áp dụng trong thời gian vừa qua đã giúp cắt giảm thâm hụt ngân sách được 1/4, trong khi tạo ra được hơn một triệu việc làm mới trong khu vực tư nhân, giảm tỷ lệ lạm phát và phục hồi kinh tế.
Mặc dù Anh vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế cả trong và ngoài nước, nhưng chính phủ đang thực hiện những biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề nợ công và thúc đẩy nền kinh tế trong cuộc đua toàn cầu./.
(TTXVN)