Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan và nguồn tin nước ngoài, quân đội Thái Lan ngày 28/4 đã bắn đạn cao su cảnh cáo trong vụ đụng độ với khoảng 2.000 người biểu tình "áo đỏ" tại Đài Tưởng niệm Quốc gia ở huyện Khu Khot, tỉnh Pathum Thani phía Bắc Bangkok, làm ít nhất 16 người bị thương.
Sau vụ đụng độ này, Kwanchai Praipana, một thủ lĩnh của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) chỉ huy đoàn biểu tình này, đã bị bắt giữ. Theo người phát ngôn quân đội nước này, một binh sĩ đã bị bắn vào đầu trong vụ đụng độ trên. Hiện chưa rõ số phận người này ra sao.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã nhất trí cân nhắc đề nghị của Ủy ban bầu cử nước này (EC) đòi giải tán đảng Dân chủ cầm quyền với cáo buộc sử dụng sai mục đích và gây quỹ chính trị trái phép.
Một quan chức Tòa án Hiến pháp cho biết trong cuộc họp sáng 28/4, Tòa quyết định thụ lý vụ kiện đảng Dân chủ của EC. Hai ngày trước, EC đã chính thức trình nghị quyết đề nghị Tòa án Hiến pháp giải tán đảng Dân chủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và gửi kèm 50 thùng tài liệu liên quan đến các cáo buộc trên.
Theo cáo buộc của EC, đảng của ông Abhisit bị tố cáo nhận đóng góp bất hợp pháp số tiền 258 triệu bạt (7,98 triệu USD) từ Công ty TPI Polene hồi năm 2005 và sử dụng sai mục đích khoản trợ cấp 29 triệu bạt (tương đương 899.493 USD) của chính phủ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thái Lan ngày 28/4 đã lên tiếng bác bỏ tin đồn các nước đang tìm cách can thiệp vào nội bộ nước này. Bộ này khẳng định các nước hiểu rõ tình hình ở Thái Lan và chưa nước nào có ý định can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Thái Lan.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bangkok, ông Chavanond Intarakomalyasut, Thư ký Ngoại trưởng Thái Lan, nêu rõ cho tới nay các nước trên thế giới chỉ bày tỏ quan ngại về diễn biến tình hình tại Thái Lan, đặc biệt là sau vụ đụng độ ở Bangkok khiến nhiều người thương vong.
Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các thành viên như Việt Nam, Indonesia, Philippines và Singapore gần đây cũng bày tỏ quan ngại và hy vọng Thái Lan sẽ giải quyết được khó khăn hiện nay thông qua các kênh đàm phán.
Ông Chavanond nêu rõ Bộ Ngoại giao Thái Lan tiếp tục khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng chính phủ nước này sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề nội bộ thông qua tăng cường thực thi pháp luật phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đối với những kẻ có ý đồ xấu và các bên thứ ba.
Trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang ở Thái Lan, Bộ Ngoại giao Anh ngày 28/4 đã nâng mức cảnh báo đối với công dân đến Thái Lan và kêu gọi các công dân Anh không nên đến bất cứ khu vực nào ở Thái Lan, trừ trường hợp hết sức cần thiết, do lo ngại "bạo lực có thể bất ngờ xảy ra."
Trong cảnh báo hồi tuần trước, London chỉ lưu ý công dân tránh khu vực Bangkok và thận trọng khi đến các khu vực khác ở Thái Lan. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Anh lần này đã mở rộng phạm vi khuyến cáo trên toàn lãnh thổ Thái Lan./.
Sau vụ đụng độ này, Kwanchai Praipana, một thủ lĩnh của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) chỉ huy đoàn biểu tình này, đã bị bắt giữ. Theo người phát ngôn quân đội nước này, một binh sĩ đã bị bắn vào đầu trong vụ đụng độ trên. Hiện chưa rõ số phận người này ra sao.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã nhất trí cân nhắc đề nghị của Ủy ban bầu cử nước này (EC) đòi giải tán đảng Dân chủ cầm quyền với cáo buộc sử dụng sai mục đích và gây quỹ chính trị trái phép.
Một quan chức Tòa án Hiến pháp cho biết trong cuộc họp sáng 28/4, Tòa quyết định thụ lý vụ kiện đảng Dân chủ của EC. Hai ngày trước, EC đã chính thức trình nghị quyết đề nghị Tòa án Hiến pháp giải tán đảng Dân chủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và gửi kèm 50 thùng tài liệu liên quan đến các cáo buộc trên.
Theo cáo buộc của EC, đảng của ông Abhisit bị tố cáo nhận đóng góp bất hợp pháp số tiền 258 triệu bạt (7,98 triệu USD) từ Công ty TPI Polene hồi năm 2005 và sử dụng sai mục đích khoản trợ cấp 29 triệu bạt (tương đương 899.493 USD) của chính phủ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thái Lan ngày 28/4 đã lên tiếng bác bỏ tin đồn các nước đang tìm cách can thiệp vào nội bộ nước này. Bộ này khẳng định các nước hiểu rõ tình hình ở Thái Lan và chưa nước nào có ý định can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Thái Lan.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bangkok, ông Chavanond Intarakomalyasut, Thư ký Ngoại trưởng Thái Lan, nêu rõ cho tới nay các nước trên thế giới chỉ bày tỏ quan ngại về diễn biến tình hình tại Thái Lan, đặc biệt là sau vụ đụng độ ở Bangkok khiến nhiều người thương vong.
Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các thành viên như Việt Nam, Indonesia, Philippines và Singapore gần đây cũng bày tỏ quan ngại và hy vọng Thái Lan sẽ giải quyết được khó khăn hiện nay thông qua các kênh đàm phán.
Ông Chavanond nêu rõ Bộ Ngoại giao Thái Lan tiếp tục khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng chính phủ nước này sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề nội bộ thông qua tăng cường thực thi pháp luật phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đối với những kẻ có ý đồ xấu và các bên thứ ba.
Trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang ở Thái Lan, Bộ Ngoại giao Anh ngày 28/4 đã nâng mức cảnh báo đối với công dân đến Thái Lan và kêu gọi các công dân Anh không nên đến bất cứ khu vực nào ở Thái Lan, trừ trường hợp hết sức cần thiết, do lo ngại "bạo lực có thể bất ngờ xảy ra."
Trong cảnh báo hồi tuần trước, London chỉ lưu ý công dân tránh khu vực Bangkok và thận trọng khi đến các khu vực khác ở Thái Lan. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Anh lần này đã mở rộng phạm vi khuyến cáo trên toàn lãnh thổ Thái Lan./.
(TTXVN/Vietnam+)