Thực tế ngân hàng thương mại đổ xô về các đô thị lớn, đặc biệt là hai trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến nhân viên nhiều ngân hàng phải dùng các chiêu thức khác nhau để đạt được chỉ tiêu đề ra và cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng phổ biến.
Muôn nẻo đua cạnh tranh
Hiện nay, hầu hết ngân hàng lớn nhỏ đều có các chính sách khuyến mãi theo hướng khách gửi nhiều tiền được ưu đãi lớn, người ít vốn cũng được tặng món quà nhỏ. Thậm chí, có nhà băng còn treo giải cho khách là 3 chiếc xe Mercedes trị giá hàng tỷ đồng hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng... Đặc biệt, một số nhà băng còn đánh vào tâm lý khách hàng là cứ gửi tiền sẽ nhận ngay thẻ cào trúng thưởng 100% với trị giá giải thưởng lên đến tiền triệu.
Một số chuyên gia cho rằng, cho dù đây là hình thức khuyến mại đã được Bộ Công thương cấp phép nhưng cũng có dấu hiệu của một cuộc đua cạnh tranh không lành mạnh nhằm hút vốn của nhau.
Theo tiến sĩ Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ngân hàng này đưa ra chương trình khuyến mãi hôm trước, một thời gian ngắn sau ngân hàng đối thủ cũng đưa ra chương trình khuyến mại thậm chí hấp dẫn hơn. Kết quả là tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn diễn ra khá phổ biến trong thời gian tương đối dài, gây áp lực đến thanh khoản của hệ thống.
Đại diện một ngân hàng cũng thừa nhận, kể từ khi cuộc đua lãi suất của các nhà băng bị "tuýt còi", khuyến mãi trở thành kênh duy nhất để họ kéo khách hàng về với mình.
Dưới góc độ ngân hàng, ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho rằng, nguyên nhân trực tiếp là áp lực về chỉ tiêu, ngân hàng cổ phần xuất phát từ các cổ đông, họ ép phải có tăng trưởng về mặt hiệu quả, quy mô, từ đó đẩy xuống Hội đồng quản trị, rồi ban điều hành, rồi đẩy tiếp xuống nhân viên và người thực hiện cuối cùng sẽ đẩy ra ngoài khách hàng và thị trường
"Cạnh tranh là tốt cho ngân hàng, cho khách hàng và cả cơ quan quản lý, nhưng rõ ràng áp lực về chỉ tiêu quá nặng nề như thế thì đương nhiên cạnh tranh càng không lành mạnh và mấy năm vừa rồi cả hệ thống ngân hàng phải chống đỡ với việc này," ông Hà nói.
Nguyên nhân cốt lõi được cho là đã có quá nhiều ngân hàng được cấp phép chỉ trong vòng chục năm trở lại đây. Tại các đô thị, ngân hàng nhiều đến nỗi người ta có câu nói cửa miệng "ra ngõ gặp ngân hàng". Chính vì vậy sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tiến sĩ Kiều Hữu Thiện, Học viện Ngân hàng cho rằng, về lý thuyết, việc có nhiều ngân hàng thương mại hoạt động trên cùng một phân khúc thị trường thì sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa chúng sẽ khiến cho thị trường tài chính ngày càng phát triển, chi phí sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ từng bước được giảm thấp.
“Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam những năm qua lại cho thấy những biểu hiện ngược lại trên thị trường ngân hàng, điển hình là lãi suất diễn biến theo chiều hướng phức tạp ngày càng tăng, vượt quá sức chịu đựng của của hầu hết các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu về vốn,” ông Thiện lo lắng.
Cần một chế tài đủ mạnh
Một số chuyên gia cho rằng, diễn biến thị trường ngân hàng thời gian qua đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở những mức độ khác nhau. Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ là các biện pháp hành chính, chưa có biện pháp giải quyết căn nguyên của tình trạng này. Chẳng hạn, khi xảy ra hiện tượng các ngân hàng “tố” nhau vi phạm trần lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước chỉ đơn giản là xử lý vi phạm mà chưa đề cập đến hiện tượng việc “tố” này có nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh hay không; hoặc số lượng các ngân hàng vi phạm trần lãi suất khá nhiều nhưng các ngân hàng chỉ dừng lại ở việc “xử lý điểm” một vài vụ.
Ông Tuấn cho rằng, cần phải có chế tài đủ mạnh để răn đe. Cụ thể, thay vì mức tối đa mà Chánh thanh tra Ngân hàng được xử phạt là 100 triệu đồng, Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 30 triệu đồng, thanh tra viên từ 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng cần tăng mức phạt cao hơn nhiều lần đối với từng cấp thẩm quyền. Mặt khác, cũng cần có chế tài thích đáng đối với lãnh đạo cũng như nhân viên ngân hàng vi phạm.
Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra nên thường xuyên tiến hành thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng như cho vay kèm điều kiện của cán bộ tín dụng, cho vay vượt trần lãi suất; định kỳ hàng tháng, cơ quan thanh tra, giám sát cần công bố kết quả thanh tra trong đó nhấn mạnh đến các cảnh báo rủi ro hệ thống từ diễn biến thị trường làm cơ sở tham chiếu cho các chủ thể tham gia thị trường tự điều chỉnh hành vi cạnh tranh của mình phù hợp với diễn biến thị trường.
Ðồng tình với quan điểm trên, ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV cho rằng nên công khai kết quả thanh tra để thị trường dần dần phân biệt được những ngân hàng nào làm ăn lành mạnh và những ngân hàng nào thường xuyên bị nhắc tên.
"Các ngân hàng nên tăng cường cạnh tranh về chất lượng, còn cạnh tranh về giá thì đến một lúc nào đó cũng tự kéo nhau xuống hố thôi, đến khi ngân hàng kiệt sức thì khách hàng cũng bị ảnh hưởng. Ngân hàng cần có hệ thống quản trị nội bộ thật tốt, quản trị rủi ro, quản trị nguồn nhân lực thật tốt," lãnh đạo Vietcombank nhấn mạnh./.
Muôn nẻo đua cạnh tranh
Hiện nay, hầu hết ngân hàng lớn nhỏ đều có các chính sách khuyến mãi theo hướng khách gửi nhiều tiền được ưu đãi lớn, người ít vốn cũng được tặng món quà nhỏ. Thậm chí, có nhà băng còn treo giải cho khách là 3 chiếc xe Mercedes trị giá hàng tỷ đồng hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng... Đặc biệt, một số nhà băng còn đánh vào tâm lý khách hàng là cứ gửi tiền sẽ nhận ngay thẻ cào trúng thưởng 100% với trị giá giải thưởng lên đến tiền triệu.
Một số chuyên gia cho rằng, cho dù đây là hình thức khuyến mại đã được Bộ Công thương cấp phép nhưng cũng có dấu hiệu của một cuộc đua cạnh tranh không lành mạnh nhằm hút vốn của nhau.
Theo tiến sĩ Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ngân hàng này đưa ra chương trình khuyến mãi hôm trước, một thời gian ngắn sau ngân hàng đối thủ cũng đưa ra chương trình khuyến mại thậm chí hấp dẫn hơn. Kết quả là tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn diễn ra khá phổ biến trong thời gian tương đối dài, gây áp lực đến thanh khoản của hệ thống.
Đại diện một ngân hàng cũng thừa nhận, kể từ khi cuộc đua lãi suất của các nhà băng bị "tuýt còi", khuyến mãi trở thành kênh duy nhất để họ kéo khách hàng về với mình.
Dưới góc độ ngân hàng, ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho rằng, nguyên nhân trực tiếp là áp lực về chỉ tiêu, ngân hàng cổ phần xuất phát từ các cổ đông, họ ép phải có tăng trưởng về mặt hiệu quả, quy mô, từ đó đẩy xuống Hội đồng quản trị, rồi ban điều hành, rồi đẩy tiếp xuống nhân viên và người thực hiện cuối cùng sẽ đẩy ra ngoài khách hàng và thị trường
"Cạnh tranh là tốt cho ngân hàng, cho khách hàng và cả cơ quan quản lý, nhưng rõ ràng áp lực về chỉ tiêu quá nặng nề như thế thì đương nhiên cạnh tranh càng không lành mạnh và mấy năm vừa rồi cả hệ thống ngân hàng phải chống đỡ với việc này," ông Hà nói.
Nguyên nhân cốt lõi được cho là đã có quá nhiều ngân hàng được cấp phép chỉ trong vòng chục năm trở lại đây. Tại các đô thị, ngân hàng nhiều đến nỗi người ta có câu nói cửa miệng "ra ngõ gặp ngân hàng". Chính vì vậy sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tiến sĩ Kiều Hữu Thiện, Học viện Ngân hàng cho rằng, về lý thuyết, việc có nhiều ngân hàng thương mại hoạt động trên cùng một phân khúc thị trường thì sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa chúng sẽ khiến cho thị trường tài chính ngày càng phát triển, chi phí sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ từng bước được giảm thấp.
“Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam những năm qua lại cho thấy những biểu hiện ngược lại trên thị trường ngân hàng, điển hình là lãi suất diễn biến theo chiều hướng phức tạp ngày càng tăng, vượt quá sức chịu đựng của của hầu hết các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu về vốn,” ông Thiện lo lắng.
Cần một chế tài đủ mạnh
Một số chuyên gia cho rằng, diễn biến thị trường ngân hàng thời gian qua đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở những mức độ khác nhau. Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ là các biện pháp hành chính, chưa có biện pháp giải quyết căn nguyên của tình trạng này. Chẳng hạn, khi xảy ra hiện tượng các ngân hàng “tố” nhau vi phạm trần lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước chỉ đơn giản là xử lý vi phạm mà chưa đề cập đến hiện tượng việc “tố” này có nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh hay không; hoặc số lượng các ngân hàng vi phạm trần lãi suất khá nhiều nhưng các ngân hàng chỉ dừng lại ở việc “xử lý điểm” một vài vụ.
Ông Tuấn cho rằng, cần phải có chế tài đủ mạnh để răn đe. Cụ thể, thay vì mức tối đa mà Chánh thanh tra Ngân hàng được xử phạt là 100 triệu đồng, Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 30 triệu đồng, thanh tra viên từ 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng cần tăng mức phạt cao hơn nhiều lần đối với từng cấp thẩm quyền. Mặt khác, cũng cần có chế tài thích đáng đối với lãnh đạo cũng như nhân viên ngân hàng vi phạm.
Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra nên thường xuyên tiến hành thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng như cho vay kèm điều kiện của cán bộ tín dụng, cho vay vượt trần lãi suất; định kỳ hàng tháng, cơ quan thanh tra, giám sát cần công bố kết quả thanh tra trong đó nhấn mạnh đến các cảnh báo rủi ro hệ thống từ diễn biến thị trường làm cơ sở tham chiếu cho các chủ thể tham gia thị trường tự điều chỉnh hành vi cạnh tranh của mình phù hợp với diễn biến thị trường.
Ðồng tình với quan điểm trên, ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV cho rằng nên công khai kết quả thanh tra để thị trường dần dần phân biệt được những ngân hàng nào làm ăn lành mạnh và những ngân hàng nào thường xuyên bị nhắc tên.
"Các ngân hàng nên tăng cường cạnh tranh về chất lượng, còn cạnh tranh về giá thì đến một lúc nào đó cũng tự kéo nhau xuống hố thôi, đến khi ngân hàng kiệt sức thì khách hàng cũng bị ảnh hưởng. Ngân hàng cần có hệ thống quản trị nội bộ thật tốt, quản trị rủi ro, quản trị nguồn nhân lực thật tốt," lãnh đạo Vietcombank nhấn mạnh./.
Học viện Ngân hàng đã khảo sát 60 tổ chức là Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, các ngân hàng thương mại, các nhà khoa học và chuyên gia. Theo đó, có 10 mức độ của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, trong đó nổi bật nhất là: Ép buộc trong kinh doanh chiếm chiếm 40%, gièm pha doanh nghiệp khác 32,5%, gây rối hoạt động kinh doanh 55,5%, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 46,2%, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh chiếm 43,4%... |
Minh Thúy (Vietnam+)