Ngoại trưởng Palestine, ông Ryad Al-Malki, ngày 16/9 cho biết 22 Bộ trưởng Ngoại giao Arập đã tuyên bố ủng hộ quan điểm của Palestine là ngừng đàm phán trực tiếp với Israel nếu Tel Aviv nối lại hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái sau ngày 26/9 tới.
Phát biểu bên lề phiên họp cấp ngoại trưởng lần thứ 134 của Hội đồng Liên đoàn Arập (AL) tại Cairo, Ai Cập, ngay sau khi các lãnh đạo Israel và Palestine tiến hành vòng đàm phán trực tiếp thứ hai, ông Manki cho biết AL tin tưởng rằng "Mỹ nghiêm túc trong nỗ lực giải quyết vấn đề khu định cư Do Thái."
Tình hình hiện nay không chỉ là phép thử đối với nỗ lực của Mỹ mà còn là sự kiểm chứng tính nghiêm túc của Chính phủ Israel trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình.
Nghị quyết cuối cuộc họp của AL kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama kiên định trong việc thuyết phục Israel ngừng toàn bộ hoạt động xây dựng trên các phần lãnh thổ này.
Lệnh tạm ngừng xây dựng khu định cư Do Thái ở Bờ Tây trong 10 tháng mà Chính phủ Israel đưa ra sẽ hết hiệu lực vào ngày 26/9 tới. Tel Aviv đã thông báo sẽ nối lại hoạt động này, bất chấp việc Palestine liên tục cảnh báo các cuộc đàm phán sẽ đổ vỡ nếu Israel hành động như vậy.
Cùng ngày, các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một tuyên bố tái khẳng định rằng "các khu định cư Do Thái vi phạm luật pháp quốc tế, Israel cần kéo dài thời hạn tạm ngừng xây dựng khu định cư này."
Hai ngày đàm phán trực tiếp vừa qua cho dù đã đưa Israel và Palestine đến gần hơn một thỏa thuận cho phép tiếp tục thương lượng, nhưng ngay cả khi đàm phán tiếp tục và có tiến triển thì vẫn còn những vấn đề khó khăn và gai góc hơn ở phía trước.
Hiện, khoảng 500.000 người Israel đang sống tại hơn 120 khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Theo một quan chức cấp cao Palestine, bất đồng giữa hai bên vẫn rất lớn trong vấn đề khu định cư. Cuộc đàm phán tại Jerusalem đã "diễn ra rất khó khăn và không đạt tiến bộ." Tuy nhiên, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vẫn cho rằng "không có lựa chọn nào khác ngoài đàm phán."
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhắc lại cam kết của Mỹ hướng tới một Nhà nước Palestine độc lập, chủ quyền và bền vững.
Trong một diễn biến khác, Đặc phái viên Mỹ George Mitchell ngày 16/9 đã tới Syria trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông. Tại đây, ông Mitchell đã có cuộc gặp với Tổng thống Bashar al-Assad, thảo luận về các vấn đề phức tạp chủ chốt trong cuộc xung đột Israel-Palestine.
Cùng ngày, ông Mitchell đã tới Lebanon, và dự kiến sẽ thăm Ai Cập, Israel và Jordan để thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông.
Trong khi đó, phát biểu tại thủ đô Amman của Jordan, Ngoại trưởng Clinton kêu gọi các nước trong khu vực cùng nỗ lực để đạt được hòa bình bền vững cho Trung Đông./.
Phát biểu bên lề phiên họp cấp ngoại trưởng lần thứ 134 của Hội đồng Liên đoàn Arập (AL) tại Cairo, Ai Cập, ngay sau khi các lãnh đạo Israel và Palestine tiến hành vòng đàm phán trực tiếp thứ hai, ông Manki cho biết AL tin tưởng rằng "Mỹ nghiêm túc trong nỗ lực giải quyết vấn đề khu định cư Do Thái."
Tình hình hiện nay không chỉ là phép thử đối với nỗ lực của Mỹ mà còn là sự kiểm chứng tính nghiêm túc của Chính phủ Israel trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình.
Nghị quyết cuối cuộc họp của AL kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama kiên định trong việc thuyết phục Israel ngừng toàn bộ hoạt động xây dựng trên các phần lãnh thổ này.
Lệnh tạm ngừng xây dựng khu định cư Do Thái ở Bờ Tây trong 10 tháng mà Chính phủ Israel đưa ra sẽ hết hiệu lực vào ngày 26/9 tới. Tel Aviv đã thông báo sẽ nối lại hoạt động này, bất chấp việc Palestine liên tục cảnh báo các cuộc đàm phán sẽ đổ vỡ nếu Israel hành động như vậy.
Cùng ngày, các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một tuyên bố tái khẳng định rằng "các khu định cư Do Thái vi phạm luật pháp quốc tế, Israel cần kéo dài thời hạn tạm ngừng xây dựng khu định cư này."
Hai ngày đàm phán trực tiếp vừa qua cho dù đã đưa Israel và Palestine đến gần hơn một thỏa thuận cho phép tiếp tục thương lượng, nhưng ngay cả khi đàm phán tiếp tục và có tiến triển thì vẫn còn những vấn đề khó khăn và gai góc hơn ở phía trước.
Hiện, khoảng 500.000 người Israel đang sống tại hơn 120 khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Theo một quan chức cấp cao Palestine, bất đồng giữa hai bên vẫn rất lớn trong vấn đề khu định cư. Cuộc đàm phán tại Jerusalem đã "diễn ra rất khó khăn và không đạt tiến bộ." Tuy nhiên, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vẫn cho rằng "không có lựa chọn nào khác ngoài đàm phán."
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhắc lại cam kết của Mỹ hướng tới một Nhà nước Palestine độc lập, chủ quyền và bền vững.
Trong một diễn biến khác, Đặc phái viên Mỹ George Mitchell ngày 16/9 đã tới Syria trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông. Tại đây, ông Mitchell đã có cuộc gặp với Tổng thống Bashar al-Assad, thảo luận về các vấn đề phức tạp chủ chốt trong cuộc xung đột Israel-Palestine.
Cùng ngày, ông Mitchell đã tới Lebanon, và dự kiến sẽ thăm Ai Cập, Israel và Jordan để thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông.
Trong khi đó, phát biểu tại thủ đô Amman của Jordan, Ngoại trưởng Clinton kêu gọi các nước trong khu vực cùng nỗ lực để đạt được hòa bình bền vững cho Trung Đông./.
(TTXVN/Vietnam+)