Tại hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 8, vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày 4 và 5/10 năm 2010, các nước tham dự đã tỏ ý quan tâm tới thị trường mua bán hạn ngạch khi thải cácbon nhằm gây ngân quỹ cho "cuộc chiến" chống lại sự nóng lên ngày càng tăng của Trái Đất.
Tại diễn đàn này, 48 nước tham dự ASEM-8 đã kêu gọi thực hiện các chính sách ràng buộc mang tính pháp lý tại hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay tại Mexico, một bước tiến so với những chính sách không ràng buộc được đưa ra trước đó tại Hội nghị Biến đổi khí hậu vào tháng 12/2009, tại Đan Mạch.
Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước cũng nhấn mạnh tới việc phát triển thị trường cácbon, nhằm cải thiện tình hình tài chính và thu hút đầu tư vào phát triển nguồn năng lượng "xanh."
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu tại Đan Mạch, các nước phát triển đã nhất trí chi 30 tỷ USD cho các nước nghèo trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, nhằm giúp họ đương đầu với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, gây ra những ảnh hưởng xấu cho ngành nông nghiệp, nguồn cung nước sạch và chống đỡ với việc mực nước biển trung bình đang ngày một dâng cao.
Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển cũng cam kết sẽ chi 100 tỷ USD/năm cho các nước nghèo với mục đích tương tự từ năm 2020, song chưa nêu rõ cách thức huy động vốn.
Theo các nhà phân tích, các cuộc đàm phán tại ASEM-8 là cơ hội quan trọng để các quốc gia tham dự có thể đi đến một một thỏa thuận chung về cắt giảm lượng khí thải vào năm 2011, trước khi Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012./.
Tại diễn đàn này, 48 nước tham dự ASEM-8 đã kêu gọi thực hiện các chính sách ràng buộc mang tính pháp lý tại hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay tại Mexico, một bước tiến so với những chính sách không ràng buộc được đưa ra trước đó tại Hội nghị Biến đổi khí hậu vào tháng 12/2009, tại Đan Mạch.
Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước cũng nhấn mạnh tới việc phát triển thị trường cácbon, nhằm cải thiện tình hình tài chính và thu hút đầu tư vào phát triển nguồn năng lượng "xanh."
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu tại Đan Mạch, các nước phát triển đã nhất trí chi 30 tỷ USD cho các nước nghèo trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, nhằm giúp họ đương đầu với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, gây ra những ảnh hưởng xấu cho ngành nông nghiệp, nguồn cung nước sạch và chống đỡ với việc mực nước biển trung bình đang ngày một dâng cao.
Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển cũng cam kết sẽ chi 100 tỷ USD/năm cho các nước nghèo với mục đích tương tự từ năm 2020, song chưa nêu rõ cách thức huy động vốn.
Theo các nhà phân tích, các cuộc đàm phán tại ASEM-8 là cơ hội quan trọng để các quốc gia tham dự có thể đi đến một một thỏa thuận chung về cắt giảm lượng khí thải vào năm 2011, trước khi Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)