Làm gì để đảm bảo tính chính xác, nhanh nhạy, hiệu quả của các báo điện tử, trang thông tin điện tử; các giải pháp bảo đảm an ninh thông tin trên mạng internet; định hướng và giải pháp để phát triển trò chơi trực tuyến (game online)…
Đây là những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Báo điện tử, trang thông tin điện tử, game online - định hướng phát triển và quản lý,” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 12/6, tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh ở Việt Nam hiện nay, mạng internet nói chung và loại hình báo chí điện tử, trang thông tin điện tử, game online nói riêng có bước phát triển vượt bậc.
Báo chí điện tử đã phát huy lợi thế đưa thông tin nhanh nhạy, sinh động, hấp dẫn, tích hợp được nhiều loại hình truyền thông trên một phương tiện thông tin. Tuy nhiên, hoạt động của báo chí điện tử, trang thông tin điện tử và game online thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, có lúc ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm này, cả nước đã cấp phép 32 báo điện tử, 180 trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí và gần 200 giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp.
Phân tích những tồn tại của các loại hình này, các đại biểu nhất trí không ít tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; nhiều tin bài, hình ảnh thiếu nhạy cảm về chính trị; thông tin thiếu chính xác, khách quan; khai thác thiếu chọn lọc. Một số tờ báo sa vào khuynh hướng moi móc chuyện vụn vặt, vô bổ; soi mói đời tư các nhân vật nổi tiếng; sa đà vào các vấn đề giới tính, tâm linh, mê tín dị đoan, bạo lực.
Với lĩnh vực trò chơi trực tuyến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho biết Việt Nam hiện có 2/3 số học sinh tiểu học tham gia chơi game online; ở học sinh trung học là 81% và 75% ở sinh viên đại học, cao đẳng…
Trong khi đó, theo khảo sát, 77% các trò chơi trực tuyến có yếu tố bạo lực, 9% có yếu tố cờ bạc... đã gây tác động tiêu cực tới một bộ phận thanh thiếu niên, kích động hoang tưởng, lôi cuốn người chơi vào các trò đỏ đen, buôn bán trên mạng.
Bàn về giải pháp để quản lý và phát triển hoạt động của báo điện tử, trang thông tin điện tử và game online tại Việt Nam, đa số đại biểu đều thống nhất việc cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung các điều, khoản mới phù hợp với xu thế phát triển của các loại hình này.
Nhiều ý kiến đề xuất tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi sử dụng trang thông tin điện tử, báo điện tử để đăng tải tư liệu, truyện, tranh, ảnh, video clip có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục…
Với game online, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ, gia đình, nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý để game online thực sự là một phương thức giải trí lành mạnh, có chất lượng. Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển sản phẩm internet có nội dung kết hợp giải trí với giáo dục đào tạo, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc./.
Đây là những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Báo điện tử, trang thông tin điện tử, game online - định hướng phát triển và quản lý,” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 12/6, tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh ở Việt Nam hiện nay, mạng internet nói chung và loại hình báo chí điện tử, trang thông tin điện tử, game online nói riêng có bước phát triển vượt bậc.
Báo chí điện tử đã phát huy lợi thế đưa thông tin nhanh nhạy, sinh động, hấp dẫn, tích hợp được nhiều loại hình truyền thông trên một phương tiện thông tin. Tuy nhiên, hoạt động của báo chí điện tử, trang thông tin điện tử và game online thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, có lúc ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm này, cả nước đã cấp phép 32 báo điện tử, 180 trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí và gần 200 giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp.
Phân tích những tồn tại của các loại hình này, các đại biểu nhất trí không ít tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; nhiều tin bài, hình ảnh thiếu nhạy cảm về chính trị; thông tin thiếu chính xác, khách quan; khai thác thiếu chọn lọc. Một số tờ báo sa vào khuynh hướng moi móc chuyện vụn vặt, vô bổ; soi mói đời tư các nhân vật nổi tiếng; sa đà vào các vấn đề giới tính, tâm linh, mê tín dị đoan, bạo lực.
Với lĩnh vực trò chơi trực tuyến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho biết Việt Nam hiện có 2/3 số học sinh tiểu học tham gia chơi game online; ở học sinh trung học là 81% và 75% ở sinh viên đại học, cao đẳng…
Trong khi đó, theo khảo sát, 77% các trò chơi trực tuyến có yếu tố bạo lực, 9% có yếu tố cờ bạc... đã gây tác động tiêu cực tới một bộ phận thanh thiếu niên, kích động hoang tưởng, lôi cuốn người chơi vào các trò đỏ đen, buôn bán trên mạng.
Bàn về giải pháp để quản lý và phát triển hoạt động của báo điện tử, trang thông tin điện tử và game online tại Việt Nam, đa số đại biểu đều thống nhất việc cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung các điều, khoản mới phù hợp với xu thế phát triển của các loại hình này.
Nhiều ý kiến đề xuất tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi sử dụng trang thông tin điện tử, báo điện tử để đăng tải tư liệu, truyện, tranh, ảnh, video clip có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục…
Với game online, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ, gia đình, nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý để game online thực sự là một phương thức giải trí lành mạnh, có chất lượng. Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển sản phẩm internet có nội dung kết hợp giải trí với giáo dục đào tạo, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)