Báo Philippines: Việt Nam đã tạo nên công thức chống COVID-19 hiệu quả

Theo báo The Manila Times của Philippines, công thức chống dịch COVID-19 của Việt Nam gồm 4 khía cạnh, trong đó việc truy vết các nguồn bệnh hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất.
Báo Philippines: Việt Nam đã tạo nên công thức chống COVID-19 hiệu quả ảnh 1Bài viết trên báo The Manila Times của Philippines.

Trang The Manila Times của Philippines ngày 23/3 đăng bài viết đánh giá Việt Nam đã tạo nên một “công thức” chống dịch hiệu quả. 

Theo bài viết, các biện pháp Việt Nam sử dụng để ứng phó với đại dịch COVID-19 dựa trên kinh nghiệm xử lý dịch Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003.

Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Trung Quốc báo cáo sự xuất hiện của ca nhiễm SARS-CoV-2 và là quốc gia đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố hết dịch chỉ sau vài tháng.

Về cơ bản, “công thức” chống dịch của Việt Nam gồm 4 khía cạnh. Thứ nhất, ngay khi nhận thấy nguy cơ dịch sắp ập đến, chính phủ đã hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị cũng như thiết bị y tế trong nước.

Nghiên cứu về vaccine được triển khai ngay khi có đủ mẫu và ngành dược Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu ít nhất 4 bộ xét nghiệm COVID-19 và đã xuất khẩu những bộ xét nghiệm từ đầu tháng 4/2020. Các nhà khoa học Việt Nam cũng tự nghiên cứu và đang thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19. Kết quả thử nghiệm ban đầu khả quan.

[Báo Đức ca ngợi chiến lược chống COVID-19 hiệu quả của Việt Nam]

Thứ hai, Việt Nam áp dụng biện pháp đóng cửa biên giới trong thời gian ngắn, hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan, lập tức phong tỏa toàn bộ các khu vực phát hiện ca bệnh. Chính phủ cũng tăng các khoản hỗ trợ xã hội, phân phát thực phẩm đến tận nhà cho người dân trong khu phong tỏa.

Thứ ba, nhận thấy một hệ thống truy vết nguồn bệnh hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất của “công thức” chống dịch, Việt Nam đã lập tức xây dựng và triển khai một hệ thống truy tìm những người tiếp xúc với người bệnh một cách tập trung, chính xác và triệt để.

Những người nào tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 được truy tìm theo 3 cấp độ và tất cả đều được kiểm tra y tế. 

Thứ tư, chính quyền cũng tiến hành cách ly triệt để những trường hợp nhiễm bệnh, bất kể tình trạng nặng hay nhẹ. Những trường hợp này ngay lập tức được cách ly để theo dõi và điều trị tại các cơ sở của y tế của nhà nước. Những đối tượng F1 cũng được yêu cầu cách ly.

Theo bài viết, dù Việt Nam vẫn hạn chế nhập cảnh, nhưng ở trong nước, các hoạt động kinh tế và đi lại của người dân vẫn diễn ra bình thường. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành chiến dịch tiếp thị tích cực để quảng bá du lịch trong nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang và các đại biểu tham quan tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Liên chi hội nhà báo TTXVN về nguồn tại Thái Nguyên

Ngày 26/4/2025, tại Thái Nguyên, Liên chi hội nhà báo TTXVN tổ chức về nguồn tìm hiểu vùng đất lịch sử “Thủ đô kháng chiến 1946-1954” và di tích lịch sử Quốc gia trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Mùa giải Báo chí Thông tấn xã Việt Nam năm 2024 có 30 giải Khuyến khích, 18 giải C, 14 giải B và 6 giải A các thể loại và 2 giải thưởng Chuyên đề. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Giải Báo chí TTXVN: Ghi nhận nỗ lực và sự dấn thân của các nhà báo

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang khẳng định nhiều tác phẩm đoạt giải là thành quả của sự dấn thân, tổng hợp sức mạnh của các đơn vị sản xuất thông tin với các cơ quan thường trú trong và ngoài nước; nhiều tác giả đã nắm bắt được công nghệ làm báo hiện đại để truyền tải tới công chúng những thông điệp quan trọng bằng các tác phẩm đa phương tiện hết sức mới mẻ.

Các nhà báo lão thành chia sẻ về ký ức đầy tự hào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bản hùng ca của ngành Thông tấn cách mạng Việt Nam

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên trung, các nhà báo Thông tấn đã có mặt ở khắp các chiến trường, phản ánh sinh động cuộc chiến anh dũng của quân dân ta.