Ngày 28/2, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu tiếp tục tăng, trước tình hình bất ổn ngày một lan rộng tại Trung Đông, khu vực vốn rất giàu dầu mỏ trên thế giới.
Cuối phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 4/2011 tăng 1,62 USD lên 99,50 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2011 cũng tăng 1,84 USD lên 113,98 USD/thùng.
Trước đó, ngày 24/2, giá dầu ngọt nhẹ New York đã vọt lên 103,41 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, trong khi giá dầu Brent chạm gần mức 120 USD/thùng.
Ong Yi Ling, nhà phân tích đầu tư cho hãng Phillip Futures, có trụ sở tại Singapore, nhận định tình hình bất ổn tại Trung Đông và mối lo sợ tình trạng này sẽ tiếp tục xấu đi là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao, bất chấp thông tin cho biết Arập Xêút sẽ gia tăng sản lượng.
Hiện các cuộc biểu tình chống chính phủ của Libya đã lan sang cả Oman, một nước xuất khẩu dầu mỏ khác của khu vực vùng Vịnh, khiến 2 người thiệt mạng, do đụng độ với cảnh sát.
Theo ngân hàng Morgan Stanley, trước tình hình giá dầu ngày càng tăng, các nhà đầu tư đang lo ngại giá "vàng đen" leo thang sẽ tác động tiêu cực đến các điều kiện kinh tế vĩ mô, gây sức ép lên các khoản chi tiêu của người tiêu dùng và đe dọa tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Riêng tại châu Á, sự nóng lên của thị trường dầu mỏ đang tạo thêm áp lực cho các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, vốn đang là vấn đề "đau đầu" của nhiều nhà chức trách. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tăng lãi suất có thể "phủ bóng đen" lên đà tăng trưởng của khu vực năng động nhất thế giới này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, kiêm Chủ tịch Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Masoud Mirkazemi cho rằng sản lượng dầu mỏ hiện nay vẫn đủ, để bù đắp lượng dầu thiếu hụt do tình trạng bạo động tại Libya.
Theo Chủ tịch Mirkazemi, các thành viên của OPEC không cần vội vã và đơn phương ra quyết định tăng sản lượng. Vị chủ tịch này khẳng định OPEC vẫn chưa quyết định tổ chức một phiên họp bất thường, để thảo luận về vấn đề tăng sản lượng.
Hiện Arập Xêút là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất OPEC, với sản lượng 8,4 triệu thùng dầu/ngày, còn Iran giữ vị trí thứ hai./.
Cuối phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 4/2011 tăng 1,62 USD lên 99,50 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2011 cũng tăng 1,84 USD lên 113,98 USD/thùng.
Trước đó, ngày 24/2, giá dầu ngọt nhẹ New York đã vọt lên 103,41 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, trong khi giá dầu Brent chạm gần mức 120 USD/thùng.
Ong Yi Ling, nhà phân tích đầu tư cho hãng Phillip Futures, có trụ sở tại Singapore, nhận định tình hình bất ổn tại Trung Đông và mối lo sợ tình trạng này sẽ tiếp tục xấu đi là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao, bất chấp thông tin cho biết Arập Xêút sẽ gia tăng sản lượng.
Hiện các cuộc biểu tình chống chính phủ của Libya đã lan sang cả Oman, một nước xuất khẩu dầu mỏ khác của khu vực vùng Vịnh, khiến 2 người thiệt mạng, do đụng độ với cảnh sát.
Theo ngân hàng Morgan Stanley, trước tình hình giá dầu ngày càng tăng, các nhà đầu tư đang lo ngại giá "vàng đen" leo thang sẽ tác động tiêu cực đến các điều kiện kinh tế vĩ mô, gây sức ép lên các khoản chi tiêu của người tiêu dùng và đe dọa tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Riêng tại châu Á, sự nóng lên của thị trường dầu mỏ đang tạo thêm áp lực cho các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, vốn đang là vấn đề "đau đầu" của nhiều nhà chức trách. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tăng lãi suất có thể "phủ bóng đen" lên đà tăng trưởng của khu vực năng động nhất thế giới này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, kiêm Chủ tịch Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Masoud Mirkazemi cho rằng sản lượng dầu mỏ hiện nay vẫn đủ, để bù đắp lượng dầu thiếu hụt do tình trạng bạo động tại Libya.
Theo Chủ tịch Mirkazemi, các thành viên của OPEC không cần vội vã và đơn phương ra quyết định tăng sản lượng. Vị chủ tịch này khẳng định OPEC vẫn chưa quyết định tổ chức một phiên họp bất thường, để thảo luận về vấn đề tăng sản lượng.
Hiện Arập Xêút là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất OPEC, với sản lượng 8,4 triệu thùng dầu/ngày, còn Iran giữ vị trí thứ hai./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)