Sau hai tuần thảo luận căng thẳng và phải kéo dài thâu đêm sang ngày 11/12, Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 16 (COP 16) ở Cancun, Mexico, đã bế mạc với một số thành công nhưng chưa toàn diện, chưa đạt được một sự đột phá và cũng chưa đưa ra được các kế hoạch cụ thể mang tính ràng buộc pháp lý cho việc cắt giảm lượng khí thải tại các nước và trên toàn cầu.
Kết quả rõ nhất đạt được tại hội nghị là việc hơn 190 quốc gia tham dự cam kết tiếp tục nỗ lực tại các hội nghị tiếp theo, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng thêm số lượng các nền kinh tế ít cácbon, tăng cường xây dựng lại lòng tin giữa các nước giàu và nước nghèo đối với các thách thức của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Chỉ vài giờ trước khi bế mạc, các nước tham dự đã thông qua Thỏa thuận Cancun, trong đó có việc thành lập "Quỹ Khí hậu Xanh," tái khẳng định cam kết tại Hội nghị Copenhagen hồi năm ngoái theo đó các nước có lượng khí thải lớn sẽ đóng góp tăng dần từ 30 tỷ USD/năm lên 100 tỷ USD/năm vào năm 2020 để giúp các nước đang phát triển chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu; nhất trí tăng cường một loạt các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới và thiết lập một cơ chế theo đó các nước phát triển chuyển giao công nghệ năng lượng sạch cho các nước nghèo hơn.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhất trí đặt ra mục tiêu giới hạn mức tăng của nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C, như thời kỳ tiền công nghiệp.
Đánh giá về kết quả của hội nghị, bà Tara Rao, chuyên viên cao cấp của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), cho rằng điểm quan trọng của Hội nghị Cancun là nêu lên nhiều vấn đề chính, thay vì chỉ tập trung vào một số ít, giúp cho hội nghị năm tới, tổ chức tại Durban Nam Phi, có thể làm việc về nhiều vấn đề toàn diện, thay vì chỉ từng phần, qua đó giúp các nước có thể đạt một thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý.
Nhiều nhà bảo vệ môi trường cũng cho rằng những gì thỏa thuận tại COP 16 đã tạo thêm hy vọng cho nhiều lĩnh vực, chuẩn bị cho hội nghị tiếp theo tại Nam Phi vào năm tới.
Tuy nhiên, giống như hội nghị hồi năm ngoái tại Copenhagen, COP 16 năm nay tại Cancun đã không đạt được tiến triển lớn trong việc làm thế nào để gia hạn Nghị định thư Kyoto, sau khi nghị định này hết hiệu lực vào năm 2012 và cũng chưa làm rõ cách thức quyên tiền cho "Quỹ Khí hậu Xanh."
Ngoài ra, Hội nghị Cancun cũng chưa giải quyết được đề tài gai góc, đó là chương trình giảm bớt chất thải do nạn phá rừng và do rừng xuống cấp (REDD).
Mặc dù trước khi bước vào hội nghị, nhiều đại biểu lạc quan sẽ đạt được một thỏa thuận về REDD, song rốt cục chương trình đã gặp bế tắc về vấn đề tìm nguồn tài trợ và cách thức giúp đỡ các nước nghèo trong vấn đề bảo vệ rừng.
Cuối cùng, chỉ có một thỏa thuận diện hẹp được ký, trước sự phản đối của Bolivia./.
Kết quả rõ nhất đạt được tại hội nghị là việc hơn 190 quốc gia tham dự cam kết tiếp tục nỗ lực tại các hội nghị tiếp theo, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng thêm số lượng các nền kinh tế ít cácbon, tăng cường xây dựng lại lòng tin giữa các nước giàu và nước nghèo đối với các thách thức của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Chỉ vài giờ trước khi bế mạc, các nước tham dự đã thông qua Thỏa thuận Cancun, trong đó có việc thành lập "Quỹ Khí hậu Xanh," tái khẳng định cam kết tại Hội nghị Copenhagen hồi năm ngoái theo đó các nước có lượng khí thải lớn sẽ đóng góp tăng dần từ 30 tỷ USD/năm lên 100 tỷ USD/năm vào năm 2020 để giúp các nước đang phát triển chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu; nhất trí tăng cường một loạt các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới và thiết lập một cơ chế theo đó các nước phát triển chuyển giao công nghệ năng lượng sạch cho các nước nghèo hơn.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhất trí đặt ra mục tiêu giới hạn mức tăng của nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C, như thời kỳ tiền công nghiệp.
Đánh giá về kết quả của hội nghị, bà Tara Rao, chuyên viên cao cấp của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), cho rằng điểm quan trọng của Hội nghị Cancun là nêu lên nhiều vấn đề chính, thay vì chỉ tập trung vào một số ít, giúp cho hội nghị năm tới, tổ chức tại Durban Nam Phi, có thể làm việc về nhiều vấn đề toàn diện, thay vì chỉ từng phần, qua đó giúp các nước có thể đạt một thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý.
Nhiều nhà bảo vệ môi trường cũng cho rằng những gì thỏa thuận tại COP 16 đã tạo thêm hy vọng cho nhiều lĩnh vực, chuẩn bị cho hội nghị tiếp theo tại Nam Phi vào năm tới.
Tuy nhiên, giống như hội nghị hồi năm ngoái tại Copenhagen, COP 16 năm nay tại Cancun đã không đạt được tiến triển lớn trong việc làm thế nào để gia hạn Nghị định thư Kyoto, sau khi nghị định này hết hiệu lực vào năm 2012 và cũng chưa làm rõ cách thức quyên tiền cho "Quỹ Khí hậu Xanh."
Ngoài ra, Hội nghị Cancun cũng chưa giải quyết được đề tài gai góc, đó là chương trình giảm bớt chất thải do nạn phá rừng và do rừng xuống cấp (REDD).
Mặc dù trước khi bước vào hội nghị, nhiều đại biểu lạc quan sẽ đạt được một thỏa thuận về REDD, song rốt cục chương trình đã gặp bế tắc về vấn đề tìm nguồn tài trợ và cách thức giúp đỡ các nước nghèo trong vấn đề bảo vệ rừng.
Cuối cùng, chỉ có một thỏa thuận diện hẹp được ký, trước sự phản đối của Bolivia./.
(TTXVN/Vietnam+)