Ngày 25/2, các cuộc đàm phán mới giữa ba bên liên quan gồm Iceland, Anh và Hà Lan về vấn đề bồi thường tiền gửi tại ngân hàng phá sản Icesave của Iceland đã kết thúc mà không đi đến giải pháp cuối cùng, đồng nghĩa Reykjavik sẽ phải tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề này.
Bộ trưởng Tài chính Iceland Steingrimur Sigfusson thừa nhận tại cuộc họp, cả hai phía (chủ nợ và con nợ) đã đưa ra một số điều kiện mang tính xây dựng, nhưng giữa các bên vẫn tồn tại những bất đồng lớn.
Ông cho biết cử tri Iceland sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 6/3 tới để quyết định số phận Dự luật bồi thường tiền gửi ngân hàng, theo đó, Iceland phải bồi thường hơn 5 tỷ USD mà Anh và Hà Lan bỏ ra để trả cho những công dân 2 nước này có tiền gửi tại Icesave sau khi ngân hàng kể trên phá sản năm 2008.
Trong khi đó, London và Amsterdam tỏ ra thất vọng vì Reykjavik đã không chấp nhận những đề xuất mà họ cho là hợp lý nhất.
Theo một người phát ngôn Bộ Tài chính Anh, đề xuất mới được đưa ra dựa trên quan điểm ủng hộ tiến trình phục hồi kinh tế ở Iceland, bao gồm việc Iceland phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ Anh và Hà Lan, nhưng được gia hạn trong vòng 7 năm, được hưởng mức lãi suất tương đương với các khoản vay dành cho các nước Bắc Âu khác và được miễn trả lãi trong 2 năm đầu.
Quan chức này cho biết thêm Anh và Hà Lan sẽ tiếp tục tìm kiếm thỏa thuận hợp lý để Reykjavik có trể trả được nợ.
Các cuộc đàm phán, diễn ra tại thủ đô London của Anh, là một nỗ lực nhằm tránh cho Iceland một cuộc trưng cầu ý dân về Dự luật bồi thường tiền gửi ngân hàng. Dự luật đã được Quốc hội Iceland thông qua, nhưng bị Tổng thống Olafur Ragnar Grimsson từ chối ký ban hành với lý do vấn đề này phải do người dân Iceland định đoạt.
Theo các nhà quan sát, nhiều khả năng cử tri Iceland sẽ bác bỏ vì cho rằng dự luật mới sẽ chất thêm gánh nặng tài chính cho quốc đảo vốn đang gặp khó khăn về kinh tế này.
Nếu cử tri "nói không" trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới, Iceland sẽ phải đối mặt với những chậm trễ về viện trợ tài chính tối cần thiết từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các láng giềng Bắc Âu, cũng như trong tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu. Điều này có thể đẩy Iceland vào khủng hoảng chính trị và làm suy yếu vị thế của Reykjavik trên các thị trường tài chính quốc tế./.
Bộ trưởng Tài chính Iceland Steingrimur Sigfusson thừa nhận tại cuộc họp, cả hai phía (chủ nợ và con nợ) đã đưa ra một số điều kiện mang tính xây dựng, nhưng giữa các bên vẫn tồn tại những bất đồng lớn.
Ông cho biết cử tri Iceland sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 6/3 tới để quyết định số phận Dự luật bồi thường tiền gửi ngân hàng, theo đó, Iceland phải bồi thường hơn 5 tỷ USD mà Anh và Hà Lan bỏ ra để trả cho những công dân 2 nước này có tiền gửi tại Icesave sau khi ngân hàng kể trên phá sản năm 2008.
Trong khi đó, London và Amsterdam tỏ ra thất vọng vì Reykjavik đã không chấp nhận những đề xuất mà họ cho là hợp lý nhất.
Theo một người phát ngôn Bộ Tài chính Anh, đề xuất mới được đưa ra dựa trên quan điểm ủng hộ tiến trình phục hồi kinh tế ở Iceland, bao gồm việc Iceland phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ Anh và Hà Lan, nhưng được gia hạn trong vòng 7 năm, được hưởng mức lãi suất tương đương với các khoản vay dành cho các nước Bắc Âu khác và được miễn trả lãi trong 2 năm đầu.
Quan chức này cho biết thêm Anh và Hà Lan sẽ tiếp tục tìm kiếm thỏa thuận hợp lý để Reykjavik có trể trả được nợ.
Các cuộc đàm phán, diễn ra tại thủ đô London của Anh, là một nỗ lực nhằm tránh cho Iceland một cuộc trưng cầu ý dân về Dự luật bồi thường tiền gửi ngân hàng. Dự luật đã được Quốc hội Iceland thông qua, nhưng bị Tổng thống Olafur Ragnar Grimsson từ chối ký ban hành với lý do vấn đề này phải do người dân Iceland định đoạt.
Theo các nhà quan sát, nhiều khả năng cử tri Iceland sẽ bác bỏ vì cho rằng dự luật mới sẽ chất thêm gánh nặng tài chính cho quốc đảo vốn đang gặp khó khăn về kinh tế này.
Nếu cử tri "nói không" trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới, Iceland sẽ phải đối mặt với những chậm trễ về viện trợ tài chính tối cần thiết từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các láng giềng Bắc Âu, cũng như trong tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu. Điều này có thể đẩy Iceland vào khủng hoảng chính trị và làm suy yếu vị thế của Reykjavik trên các thị trường tài chính quốc tế./.
(TTXVN/Vietnam+)