Với bờ biển dài 65km cộng với ba cửa sông lớn là Cửa Đại, Hàm Luông và Cổ Chiên, Bến Tre là địa phương có tiềm năng lớn về kinh tế biển, cả trong khai thác lẫn nuôi trồng thủy sản.
Hàng ngàn hecta đất bãi bồi ven biển của tỉnh là nơi lý tưởng để các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò huyết... sinh sôi, phát triển. Đây là một ưu đãi lớn từ thiên nhiên (sản lượng mỗi năm hàng trăm ngàn tấn) và được coi là sự bù đắp những khắc nghiệt mà người dân các xã ven biển, bãi ngang phải chống chọi.
Việc quản lý diện tích đất này, cũng như nghêu, sò – những loài hải sản mà dân địa phương coi là "tài nguyên trời cho" là vấn đề làm đau đầu các cấp quản lý tỉnh Bến Tre nhiều năm liền. Bởi đây không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề liên quan đến trật tự an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.
Sự ra đời của các hợp tác xã thủy sản chuyên tập trung khai thác, quản lý, bảo vệ và mua bán nghêu cách đây hơn 10 năm được coi là cách giải quyết căn bản và bền vững vấn đề nêu trên.
Trong số 11 hợp tác xã thuộc lĩnh vực này, hợp tác xã thủy sản Đồng Tâm được coi là “cánh chim đầu đàn” bởi những thành công trong quản lý, khai thác nghêu cũng như tạo dựng được niềm tin từ hàng ngàn hộ xã viên.
Thành lập tháng 7/2002, hợp tác xã Đồng Tâm được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre giao quản lý, khai thác và tiêu thụ nghêu, sò, hến trên diện tích hơn 700 ha đất bãi bồi ven biển thuộc địa bàn xã Thừa Đức, huyện Bình Đại.
Đây là xã có đường bờ biển dài 8km nối liền từ sông Cửa Đại (con sông giáp ranh tại hạ nguồn của hai tỉnh Tiền Giang – Bến Tre) chạy dài ra biển Đông. Đây cũng là nơi Đồn Biên phòng 594 (Bình Đại) đóng quân.
Tổng số xã viên hiện nay của hợp tác xã là 2.200 người, đại diện cho 2.200 hộ gia đình, có tất cả 8.800 nhân khẩu được “ăn chia” theo kết quả khai thác hàng năm của hợp tác xã.
Theo đánh giá của Liên minh hợp tác xã tỉnh Bến Tre, Đồng Tâm là hợp tác xã hoạt động hiệu quả nhất trong số hơn 100 hợp tác xã của tỉnh
Sự thành công của Đồng Tâm có 2 yếu tố quan trọng, thứ nhất là vai trò "đầu tàu" của Ban Chủ nhiệm, thứ hai việc tôn trọng lợi ích chung, hết lòng cố gắng vì lợi ích chung của toàn bộ các xã viên.
Theo ông Trần Văn Kiển, Chủ nhiệm hợp tác xã, minh bạch là yếu tố quan trọng nhất giúp hợp tác xã thành công.
Trong hoạt động của mình, Ban chủ nhiệm luôn bám sát các điều lệ, quy chế của hợp tác xã. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm đều có các bảng công khai thu, chi tài chính đến toàn bộ các xã viên. Những vấn đề mới phát sinh đều được xin ý kiến rộng rãi xã viên trước khi quyết định và tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng gắn kết chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc xã cũng như các đoàn thể khác trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã viên, phối hợp với lực lượng công an, quân sự, biên phòng giữ gìn, bảo vệ tốt bãi nghêu.
Hợp tác xã Đồng Tâm luôn có doanh thu năm sau cao hơn năm trước, chưa có tình trạng khiếu kiện của xã viên đối với hoạt động cũng như quá trình thu chi của Ban Chủ nhiệm hợp tác xã.
Doanh thu trong 5 năm qua của hợp tác xã là 112 tỉ đồng, tính bình quân, mỗi hộ thành viên hợp tác xã được chia số tiền hơn 40 triệu đồng.
Việc khai thác, quản lý bãi nghêu cũng tạo ra việc làm cho hơn 150.000 lượt lao động.
Bên cạnh đó, nguồn thu từ nghêu cũng được sử dụng vào nhiều công trình đền ơn đáp nghĩa và mang tính phúc lợi xã hội tại địa phương như xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, trường học, đền thờ liệt sĩ; thăm viếng các gia đình chính sách, các nạn nhân của thiên tai, lũ lụt...
Hiện nay, tuy chưa thể nói số tiền được hưởng theo kết quả khai thác hàng năm là nguồn thu chính của các hộ xã viên, nhưng hợp tác xã cũng đã dần khẳng định vai trò quan trọng bằng nguồn thu từ việc quản lý, khai thác nghêu đem lại.
Bên cạnh đó, hợp tác xã góp phần không nhỏ cùng chính quyền địa phương giữ gìn an ninh trật tự cũng như phát triển kinh tế./.
Hàng ngàn hecta đất bãi bồi ven biển của tỉnh là nơi lý tưởng để các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò huyết... sinh sôi, phát triển. Đây là một ưu đãi lớn từ thiên nhiên (sản lượng mỗi năm hàng trăm ngàn tấn) và được coi là sự bù đắp những khắc nghiệt mà người dân các xã ven biển, bãi ngang phải chống chọi.
Việc quản lý diện tích đất này, cũng như nghêu, sò – những loài hải sản mà dân địa phương coi là "tài nguyên trời cho" là vấn đề làm đau đầu các cấp quản lý tỉnh Bến Tre nhiều năm liền. Bởi đây không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề liên quan đến trật tự an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.
Sự ra đời của các hợp tác xã thủy sản chuyên tập trung khai thác, quản lý, bảo vệ và mua bán nghêu cách đây hơn 10 năm được coi là cách giải quyết căn bản và bền vững vấn đề nêu trên.
Trong số 11 hợp tác xã thuộc lĩnh vực này, hợp tác xã thủy sản Đồng Tâm được coi là “cánh chim đầu đàn” bởi những thành công trong quản lý, khai thác nghêu cũng như tạo dựng được niềm tin từ hàng ngàn hộ xã viên.
Thành lập tháng 7/2002, hợp tác xã Đồng Tâm được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre giao quản lý, khai thác và tiêu thụ nghêu, sò, hến trên diện tích hơn 700 ha đất bãi bồi ven biển thuộc địa bàn xã Thừa Đức, huyện Bình Đại.
Đây là xã có đường bờ biển dài 8km nối liền từ sông Cửa Đại (con sông giáp ranh tại hạ nguồn của hai tỉnh Tiền Giang – Bến Tre) chạy dài ra biển Đông. Đây cũng là nơi Đồn Biên phòng 594 (Bình Đại) đóng quân.
Tổng số xã viên hiện nay của hợp tác xã là 2.200 người, đại diện cho 2.200 hộ gia đình, có tất cả 8.800 nhân khẩu được “ăn chia” theo kết quả khai thác hàng năm của hợp tác xã.
Theo đánh giá của Liên minh hợp tác xã tỉnh Bến Tre, Đồng Tâm là hợp tác xã hoạt động hiệu quả nhất trong số hơn 100 hợp tác xã của tỉnh
Sự thành công của Đồng Tâm có 2 yếu tố quan trọng, thứ nhất là vai trò "đầu tàu" của Ban Chủ nhiệm, thứ hai việc tôn trọng lợi ích chung, hết lòng cố gắng vì lợi ích chung của toàn bộ các xã viên.
Theo ông Trần Văn Kiển, Chủ nhiệm hợp tác xã, minh bạch là yếu tố quan trọng nhất giúp hợp tác xã thành công.
Trong hoạt động của mình, Ban chủ nhiệm luôn bám sát các điều lệ, quy chế của hợp tác xã. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm đều có các bảng công khai thu, chi tài chính đến toàn bộ các xã viên. Những vấn đề mới phát sinh đều được xin ý kiến rộng rãi xã viên trước khi quyết định và tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng gắn kết chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc xã cũng như các đoàn thể khác trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã viên, phối hợp với lực lượng công an, quân sự, biên phòng giữ gìn, bảo vệ tốt bãi nghêu.
Hợp tác xã Đồng Tâm luôn có doanh thu năm sau cao hơn năm trước, chưa có tình trạng khiếu kiện của xã viên đối với hoạt động cũng như quá trình thu chi của Ban Chủ nhiệm hợp tác xã.
Doanh thu trong 5 năm qua của hợp tác xã là 112 tỉ đồng, tính bình quân, mỗi hộ thành viên hợp tác xã được chia số tiền hơn 40 triệu đồng.
Việc khai thác, quản lý bãi nghêu cũng tạo ra việc làm cho hơn 150.000 lượt lao động.
Bên cạnh đó, nguồn thu từ nghêu cũng được sử dụng vào nhiều công trình đền ơn đáp nghĩa và mang tính phúc lợi xã hội tại địa phương như xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, trường học, đền thờ liệt sĩ; thăm viếng các gia đình chính sách, các nạn nhân của thiên tai, lũ lụt...
Hiện nay, tuy chưa thể nói số tiền được hưởng theo kết quả khai thác hàng năm là nguồn thu chính của các hộ xã viên, nhưng hợp tác xã cũng đã dần khẳng định vai trò quan trọng bằng nguồn thu từ việc quản lý, khai thác nghêu đem lại.
Bên cạnh đó, hợp tác xã góp phần không nhỏ cùng chính quyền địa phương giữ gìn an ninh trật tự cũng như phát triển kinh tế./.
Hưng Thịnh (TTXVN)