Những ai đã từng đến khu đền đài Angkor, Campuchia, đều không thể quên được nụ cười Bayon huyền bí và vũ điệu Apsara mê hồn.
Nhưng có lẽ ít ai có thể nhận thấy trong Angkor còn ẩn giấu những bí mật khác, đó là tượng của những sinh vật kỳ lạ, có thể một thời đã từng sống trong rừng đại ngàn của đất nước chùa tháp này.
Chiếm một tỷ lệ lớn trong hàng nghìn bức điêu khắc đá của những ngôi chùa ở Angkor là những hình tượng có nguồn gốc từ đạo Hindu, tôn giáo đã du nhập vào Campuchia từ thời kỳ đầu của nền văn minh do người Khmer xây dựng.
Điển hình về vẻ đẹp và sự độc đáo có thể kể đến tượng Garuda với đầu, cánh và móng vuốt của đại bàng. Là vua của các loài chim và kẻ thù của rắn, Garuda là một trong ba vị thần mang hình dáng động vật uy quyền và thường xuất hiện nhất trong các truyền thuyết của đạo Hindu.
Tượng Garuda có thể được khẳng định là sản phẩm của trí tưởng tượng thuần túy, dựa trên việc kết hợp một số đặc điểm bề ngoài của người và đại bàng. Nhưng với tượng rắn bảy đầu Naga, một giải thích tương tự có lẽ sẽ không dễ được chấp nhận, vì nhiều người tin rằng Naga thực sự tồn tại.
Naga là một linh vật được nhắc đến cả trong đạo Phật và đạo Hindu. Du khách đến Angkor có thể chiêm ngưỡng những bức tượng Naga rất tinh xảo trên đường dẫn vào Angkor Wat. Theo truyền thuyết, Naga không phải là con vật bình thường.
Ngoài 7 cái đầu và kích thước khổng lồ, Naga còn có phép thuật để biến hình thành con người. Nó là kẻ sát nhân khủng khiếp, có thể giết người bằng cách phun nọc độc hoặc cuốn chặt lấy nạn nhân và bẻ gãy hết xương chỉ trong nháy mắt.
Đối với nhiều người dân vùng hạ lưu sông Mekong, Naga vừa là loài vật linh thiêng, vừa là mối đe dọa có thật. Hàng năm, vào ngày lễ Bang Fai Phaya Nark, hàng trăm nghìn người dân địa phương và du khách lại đổ về bờ sông để chứng kiến một phong cảnh ngoạn mục: vô số những quả cầu lửa bay lên từ mặt sông dọc theo biên giới Lào-Thái.
Một số người dân trong vùng giải thích rằng những quả cầu phát sáng đỏ này là trứng của Naga, nổi lên khỏi mặt nước để chuẩn bị nở thành rắn con. Số khác tin rằng đó là một loại pháo hoa do Naga bắn lên để mừng thời điểm kết thúc tuần chay của đạo Phật. Nhưng dù giải thích theo cách nào đi nữa, người ta vẫn tin rằng Naga là có thật và đang sống ở đâu đó trên dòng sông Mekong.
Năm 2002, một đoàn thám hiểm của kênh truyền hình Discovery sau nhiều ngày tìm hiểu những chứng cớ do người dân cung cấp và nói chuyện với các nhân chứng đã kết luận: sự tồn tại của một loài rắn khổng lồ trong các cánh rừng Đông Nam Á có thể là sự thật.
Ngoài những bức điêu khắc mô tả sinh vật có nguồn gốc truyền thuyết từ đạo Hindu và đạo Phật, thì tại lăng Hoàng Hậu - còn được gọi là Ta Prohm, là bức phù điêu miêu tả một loài động vật với những đặc điểm rõ đến mức bất cứ ai có chút kiến thức về động vật thời cổ đại đều nhận ra đó là thằn lằn gai sống (Stegosaurus), một sinh vật có cổ nhỏ, 4 chân ngắn và đuôi dài.
Dọc theo sống lưng của con vật là những chiếc gai đặc trưng của Stegosaurus được chạm khắc rõ ràng và tỉ mỉ. Đây là bức khắc duy nhất tìm thấy ở Angkor có hình ảnh loài sinh vật kỳ lạ này.
Thằn lằn gai sống và những loài khủng long khác cùng thời với nó đã tuyệt chủng rất lâu trước khi Angkor bắt đầu được xây dựng ( vào thế kỷ thứ 9). Vậy sẽ phải giải thích như thế nào về sự xuất hiện hình ảnh của thằn lằn gai tại đây.
Một số giả thuyết cho rằng vào thời kỳ đó, đã có những loài vật giống khủng long sống ở vùng đất được chọn để xây dựng Angkor. Giả thuyết này dựa trên những phát hiện gần đây về những loài động vật giống khủng long được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1999, tại hồ Murray, Papua New Guinea, người ta tìm thấy một sinh vật vài khoảng 2m với nhiều đặc điểm được mô tả gần giống thằn lằn gai sống. Như vậy, rất có thể bức phù điêu ở Ta Prohm mô tả động vật giống khủng long, sau đó đã tuyệt chủng vì một lý do nào đó.
Một giả thuyết khác cho rằng, người dân trong vùng đã đào được những hóa thạch của thằn lằn gai sống tại địa điểm xây dựng và cho khắc hình của nó lên đá.
Tuy nhiên, dù chấp nhận cả hai giả thuyết khả năng trên thì vẫn còn một câu hỏi chưa có lời giải. Đó là, mục đích thật của người Khmer khi tạo ra hình ảnh trên bức phù điêu là gì khi mà nó hoàn toàn không hề liên quan đến các truyền thuyết tôn giáo, cũng như không xuất hiện trong bất cứ câu chuyện ghi chép nào về cuộc sống thường ngày hay các sự kiện lịch sử diễn ra trong thời điểm xây dựng Angkor.
Những sinh vật được miêu tả trên những bức tượng, phù điêu ở Angkor sẽ mãi là bí ẩn mà chúng ta phải mất nhiều công sức để lý giải cho sự xuất hiện của chúng./.
Nhưng có lẽ ít ai có thể nhận thấy trong Angkor còn ẩn giấu những bí mật khác, đó là tượng của những sinh vật kỳ lạ, có thể một thời đã từng sống trong rừng đại ngàn của đất nước chùa tháp này.
Chiếm một tỷ lệ lớn trong hàng nghìn bức điêu khắc đá của những ngôi chùa ở Angkor là những hình tượng có nguồn gốc từ đạo Hindu, tôn giáo đã du nhập vào Campuchia từ thời kỳ đầu của nền văn minh do người Khmer xây dựng.
Điển hình về vẻ đẹp và sự độc đáo có thể kể đến tượng Garuda với đầu, cánh và móng vuốt của đại bàng. Là vua của các loài chim và kẻ thù của rắn, Garuda là một trong ba vị thần mang hình dáng động vật uy quyền và thường xuất hiện nhất trong các truyền thuyết của đạo Hindu.
Tượng Garuda có thể được khẳng định là sản phẩm của trí tưởng tượng thuần túy, dựa trên việc kết hợp một số đặc điểm bề ngoài của người và đại bàng. Nhưng với tượng rắn bảy đầu Naga, một giải thích tương tự có lẽ sẽ không dễ được chấp nhận, vì nhiều người tin rằng Naga thực sự tồn tại.
Naga là một linh vật được nhắc đến cả trong đạo Phật và đạo Hindu. Du khách đến Angkor có thể chiêm ngưỡng những bức tượng Naga rất tinh xảo trên đường dẫn vào Angkor Wat. Theo truyền thuyết, Naga không phải là con vật bình thường.
Ngoài 7 cái đầu và kích thước khổng lồ, Naga còn có phép thuật để biến hình thành con người. Nó là kẻ sát nhân khủng khiếp, có thể giết người bằng cách phun nọc độc hoặc cuốn chặt lấy nạn nhân và bẻ gãy hết xương chỉ trong nháy mắt.
Đối với nhiều người dân vùng hạ lưu sông Mekong, Naga vừa là loài vật linh thiêng, vừa là mối đe dọa có thật. Hàng năm, vào ngày lễ Bang Fai Phaya Nark, hàng trăm nghìn người dân địa phương và du khách lại đổ về bờ sông để chứng kiến một phong cảnh ngoạn mục: vô số những quả cầu lửa bay lên từ mặt sông dọc theo biên giới Lào-Thái.
Một số người dân trong vùng giải thích rằng những quả cầu phát sáng đỏ này là trứng của Naga, nổi lên khỏi mặt nước để chuẩn bị nở thành rắn con. Số khác tin rằng đó là một loại pháo hoa do Naga bắn lên để mừng thời điểm kết thúc tuần chay của đạo Phật. Nhưng dù giải thích theo cách nào đi nữa, người ta vẫn tin rằng Naga là có thật và đang sống ở đâu đó trên dòng sông Mekong.
Năm 2002, một đoàn thám hiểm của kênh truyền hình Discovery sau nhiều ngày tìm hiểu những chứng cớ do người dân cung cấp và nói chuyện với các nhân chứng đã kết luận: sự tồn tại của một loài rắn khổng lồ trong các cánh rừng Đông Nam Á có thể là sự thật.
Ngoài những bức điêu khắc mô tả sinh vật có nguồn gốc truyền thuyết từ đạo Hindu và đạo Phật, thì tại lăng Hoàng Hậu - còn được gọi là Ta Prohm, là bức phù điêu miêu tả một loài động vật với những đặc điểm rõ đến mức bất cứ ai có chút kiến thức về động vật thời cổ đại đều nhận ra đó là thằn lằn gai sống (Stegosaurus), một sinh vật có cổ nhỏ, 4 chân ngắn và đuôi dài.
Dọc theo sống lưng của con vật là những chiếc gai đặc trưng của Stegosaurus được chạm khắc rõ ràng và tỉ mỉ. Đây là bức khắc duy nhất tìm thấy ở Angkor có hình ảnh loài sinh vật kỳ lạ này.
Thằn lằn gai sống và những loài khủng long khác cùng thời với nó đã tuyệt chủng rất lâu trước khi Angkor bắt đầu được xây dựng ( vào thế kỷ thứ 9). Vậy sẽ phải giải thích như thế nào về sự xuất hiện hình ảnh của thằn lằn gai tại đây.
Một số giả thuyết cho rằng vào thời kỳ đó, đã có những loài vật giống khủng long sống ở vùng đất được chọn để xây dựng Angkor. Giả thuyết này dựa trên những phát hiện gần đây về những loài động vật giống khủng long được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1999, tại hồ Murray, Papua New Guinea, người ta tìm thấy một sinh vật vài khoảng 2m với nhiều đặc điểm được mô tả gần giống thằn lằn gai sống. Như vậy, rất có thể bức phù điêu ở Ta Prohm mô tả động vật giống khủng long, sau đó đã tuyệt chủng vì một lý do nào đó.
Một giả thuyết khác cho rằng, người dân trong vùng đã đào được những hóa thạch của thằn lằn gai sống tại địa điểm xây dựng và cho khắc hình của nó lên đá.
Tuy nhiên, dù chấp nhận cả hai giả thuyết khả năng trên thì vẫn còn một câu hỏi chưa có lời giải. Đó là, mục đích thật của người Khmer khi tạo ra hình ảnh trên bức phù điêu là gì khi mà nó hoàn toàn không hề liên quan đến các truyền thuyết tôn giáo, cũng như không xuất hiện trong bất cứ câu chuyện ghi chép nào về cuộc sống thường ngày hay các sự kiện lịch sử diễn ra trong thời điểm xây dựng Angkor.
Những sinh vật được miêu tả trên những bức tượng, phù điêu ở Angkor sẽ mãi là bí ẩn mà chúng ta phải mất nhiều công sức để lý giải cho sự xuất hiện của chúng./.
Bích Hảo (Vietnam+)