Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) cho biết, kể từ giữa tháng Tư, ngân hàng này thực hiện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và điều chỉnh lãi suất cho vay đối với nhóm này xuống 16%/năm.
Tuy nhiên, dòng vốn và mức lãi suất này BIDV chỉ tập trung cho vay đối với những dự án bất động sản sắp hoàn thành.
Đặc biệt, BIDV đã công bố gói tín dụng 4.000 tỷ đồng để đẩy mạnh dư nợ bán lẻ, tập trung hỗ trợ đầu ra cho các dự án bất động sản do BIDV tài trợ với lãi suất 16%/năm, thời gian vay có thể đến 15 năm, mức cho vay lên tới 85% giá trị căn nhà.
Ngoài ra, BIDV còn phối hợp với chủ đầu tư để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cho vay, hỗ trợ lãi suất để thu hút nhà đầu tư bán lẻ có nhu cầu mua bất động sản.
Hiện BIDV đã nghiên cứu để trong tháng Năm này triển khai phương thức liên kết bốn nhà hỗ trợ cung cấp tín dụng, thanh toán giữa ngân hàng-chủ đầu tư-nhà thầu-nhà cung cấp vật liệu.
Theo đó, BIDV đứng ra làm đầu mối trung gian kết nối bốn nhà với giá bán hợp lý nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình xây dựng hoặc các dự án bất động sản đang dở dang; đồng thời thúc đẩy luân chuyển vốn, giảm bớt hàng tồn kho và công nợ giữa bốn nhà này.
Theo chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, các mức lãi suất huy động cơ bản đã giảm 2%, áp trần lãi suất cho vay 15% đối với một số lĩnh vực khuyến khích và nới van tín dụng cho nhóm bất động sản, BIDV đã chủ động triển khai nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh. Cụ thể là thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay vốn, giảm phí dịch vụ, đánh giá lại doanh nghiệp… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất.
Đối với cho vay phát triển các ngành nghề, từ cuối năm 2011, BIDV đã tổ chức chương trình tài trợ xuất khẩu theo ngành nghề với trị giá 5.000 tỷ đồng.
Tham gia chương trình này, doanh nghiệp kinh doanh thương mại hay sản xuất chế biến xuất khẩu trong lĩnh vực thủy sản, dệt may, da giầy, gỗ, cà phê và các nông sản khác được BIDV tài trợ vốn với các điều kiện linh hoạt về tài sản đảm bảo, lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5% một năm so với lãi suất ưu đãi cho vay xuất khẩu hiện hành.
Cùng đó, để hỗ trợ hoạt động mua thóc gạo tạm trữ vụ Đông Xuân năm 2011-2012, BIDV đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai cho vay với lãi suất tối đa 14% và ưu tiên dành nguồn vốn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tạm trữ thóc, gạo nhằm bình ổn giá theo định hướng của Chính phủ.
Mặc dù thời gian hỗ trợ lãi suất theo Chương trình chỉ khoảng ba tháng (từ tháng Ba đến hết tháng Sáu) nhưng BIDV đã kéo dài thời gian thực hiện tới sáu tháng để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Riêng với ngành dệt may, BIDV cũng đã xây dựng gói sản phẩm tài trợ ngành dệt may trên nguyên tắc trọn gói, khép kín, phù hợp nhu cầu của khách hàng, tuân thủ quy định của pháp luật và của BIDV./.
Tuy nhiên, dòng vốn và mức lãi suất này BIDV chỉ tập trung cho vay đối với những dự án bất động sản sắp hoàn thành.
Đặc biệt, BIDV đã công bố gói tín dụng 4.000 tỷ đồng để đẩy mạnh dư nợ bán lẻ, tập trung hỗ trợ đầu ra cho các dự án bất động sản do BIDV tài trợ với lãi suất 16%/năm, thời gian vay có thể đến 15 năm, mức cho vay lên tới 85% giá trị căn nhà.
Ngoài ra, BIDV còn phối hợp với chủ đầu tư để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cho vay, hỗ trợ lãi suất để thu hút nhà đầu tư bán lẻ có nhu cầu mua bất động sản.
Hiện BIDV đã nghiên cứu để trong tháng Năm này triển khai phương thức liên kết bốn nhà hỗ trợ cung cấp tín dụng, thanh toán giữa ngân hàng-chủ đầu tư-nhà thầu-nhà cung cấp vật liệu.
Theo đó, BIDV đứng ra làm đầu mối trung gian kết nối bốn nhà với giá bán hợp lý nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình xây dựng hoặc các dự án bất động sản đang dở dang; đồng thời thúc đẩy luân chuyển vốn, giảm bớt hàng tồn kho và công nợ giữa bốn nhà này.
Theo chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, các mức lãi suất huy động cơ bản đã giảm 2%, áp trần lãi suất cho vay 15% đối với một số lĩnh vực khuyến khích và nới van tín dụng cho nhóm bất động sản, BIDV đã chủ động triển khai nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh. Cụ thể là thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay vốn, giảm phí dịch vụ, đánh giá lại doanh nghiệp… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất.
Đối với cho vay phát triển các ngành nghề, từ cuối năm 2011, BIDV đã tổ chức chương trình tài trợ xuất khẩu theo ngành nghề với trị giá 5.000 tỷ đồng.
Tham gia chương trình này, doanh nghiệp kinh doanh thương mại hay sản xuất chế biến xuất khẩu trong lĩnh vực thủy sản, dệt may, da giầy, gỗ, cà phê và các nông sản khác được BIDV tài trợ vốn với các điều kiện linh hoạt về tài sản đảm bảo, lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5% một năm so với lãi suất ưu đãi cho vay xuất khẩu hiện hành.
Cùng đó, để hỗ trợ hoạt động mua thóc gạo tạm trữ vụ Đông Xuân năm 2011-2012, BIDV đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai cho vay với lãi suất tối đa 14% và ưu tiên dành nguồn vốn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tạm trữ thóc, gạo nhằm bình ổn giá theo định hướng của Chính phủ.
Mặc dù thời gian hỗ trợ lãi suất theo Chương trình chỉ khoảng ba tháng (từ tháng Ba đến hết tháng Sáu) nhưng BIDV đã kéo dài thời gian thực hiện tới sáu tháng để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Riêng với ngành dệt may, BIDV cũng đã xây dựng gói sản phẩm tài trợ ngành dệt may trên nguyên tắc trọn gói, khép kín, phù hợp nhu cầu của khách hàng, tuân thủ quy định của pháp luật và của BIDV./.
Thu Hằng (TTXVN)