Những người biểu tình mang theo khẩu hiệu "Chúng tôi không phải là hànghóa trong tay các chính trị gia và giới chủ ngân hàng," đã tổ chức các cuộc tuầnhành tại nhiều thành phố lớn của Tây Ban Nha như Madrid, Barcelona, Valencia,Bilbao.
Tây Ban Nha đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 21,3% (4,9triệu người), mức cao nhất trong khu vực đồng euro và một nền kinh tế khá trìtrệ với mức tăng trưởng 0,3% trong quý I năm nay.
Chính phủ Tây Ban Nha dự báo mức tăng trưởng kinh tế của nước này trongnăm 2011 sẽ đạt 1,3%, tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng dự báo này "quá lạcquan."
Tháng 5/2010, Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua gói các biện pháp "thắtlưng buộc bụng" nhằm cắt giảm chi tiêu 15 tỷ euro (18,4 tỷ USD) trong vòng hainăm bằng cách phong tỏa lương hưu và giảm lương của giới công chức.
Đây là một phần trong chương trình khắc khổ với mục tiêu tiết kiệm 50 tỷeuro, được Tây Ban Nha công bố hồi tháng 1/2010, để có thể đưa mức thâm hụt ngânsách từ 11,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 xuống mức trần giới hạn 3%GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2013.
Ngoài thâm hụt ngân sách, Tây Ban Nha cũng phải đối mặt với những tháchthức rất lớn, như thị trường lao động khó khăn, bong bóng bất động sản có nguycơ nổ tung, nợ nước ngoài và khu vực tư nhân quá cao, hiệu quả sản xuất và tínhcạnh tranh yếu kém, đặc biệt khu vực ngân hàng luôn ở trong tình trạng khan hiếmtiền mặt.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi Tây Ban Nha khẩn trương giảm thâm hụtngân sách, cải cách hệ thống ngân hàng và thị trường lao động nếu không muốn đitheo vết xe đổ của Hy Lạp./.