Ngày 8/6, gần 5.000 tấn sữa chôn tại bãi rác thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương đã được đào lên, thu gom đem xử lý lại dưới sự giám sát của đoàn kiểm tra liên ngành do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương thành lập.
Sau khi thu gom, số sữa chưa qua xử lý còn nguyên hộp sữa là 3.300 tấn, gần 2.000 tấn còn lại đã được tách nước nhưng chưa được đốt vỏ hộp đúng với quy trình.
Đến chiều 8/6 chỉ một số vỏ hộp sữa được đưa vào lò đốt, trong khi hàng chục công nhân phải tiếp tục băm các hộp sữa nước để tách sữa lấy nước đổ xuống hồ xử lý chất thải đúng theo quy trình cam kết giữa các bên liên quan.
Theo đoàn giám sát của ủy ban nhân dân tỉnh, để thu gom số sữa bị chôn “ bất thành” tại Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương phải mất 45 ngày. Hợp đồng tiêu hủy toàn bộ lô sữa 15.500 tấn trước đó là chỉ trong vòng một tháng.
Quá trình tiêu hủy mất rất nhiều công sức, chi phí đội lên nhiều lần so với giá trị hợp đồng ký trước đó là 20 tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc về Xí nghiệp xử lý chất thải( thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương). Xí nghiệp này đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng ký với Công ty FrieslandCampina Việt Nam và Công ty FrieslandCampina Hà Nam về tiêu hủy 15.500 tấn sữa.
Cho đến nay, số sữa cần tiêu hủy lưu tại kho Mapletree (KCN VSI II) lên đến hơn 10.000 tấn vẫn chưa đạt được thỏa thuận tiêu hủy tiếp giữa Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương và chủ sở hữu là Công ty FrieslandCampina Việt Nam.
Theo các ngành chức năng, quá trình tiêu hủy số sữa tại bãi rác được xử lý đúng theo quy trình là “ tách nước sữa đổ vào hồ xử lý, đốt vỏ hộp giấy” và được giám sát chặt chẽ thông qua chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương.
Tuy nhiên, theo ghi nhận trực tiếp tại Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương, hiện chỉ có hai lò đốt hoạt động với công suất rất khiêm tốn khoảng 10 tấn/ngày./.
Sau khi thu gom, số sữa chưa qua xử lý còn nguyên hộp sữa là 3.300 tấn, gần 2.000 tấn còn lại đã được tách nước nhưng chưa được đốt vỏ hộp đúng với quy trình.
Đến chiều 8/6 chỉ một số vỏ hộp sữa được đưa vào lò đốt, trong khi hàng chục công nhân phải tiếp tục băm các hộp sữa nước để tách sữa lấy nước đổ xuống hồ xử lý chất thải đúng theo quy trình cam kết giữa các bên liên quan.
Theo đoàn giám sát của ủy ban nhân dân tỉnh, để thu gom số sữa bị chôn “ bất thành” tại Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương phải mất 45 ngày. Hợp đồng tiêu hủy toàn bộ lô sữa 15.500 tấn trước đó là chỉ trong vòng một tháng.
Quá trình tiêu hủy mất rất nhiều công sức, chi phí đội lên nhiều lần so với giá trị hợp đồng ký trước đó là 20 tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc về Xí nghiệp xử lý chất thải( thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương). Xí nghiệp này đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng ký với Công ty FrieslandCampina Việt Nam và Công ty FrieslandCampina Hà Nam về tiêu hủy 15.500 tấn sữa.
Cho đến nay, số sữa cần tiêu hủy lưu tại kho Mapletree (KCN VSI II) lên đến hơn 10.000 tấn vẫn chưa đạt được thỏa thuận tiêu hủy tiếp giữa Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương và chủ sở hữu là Công ty FrieslandCampina Việt Nam.
Theo các ngành chức năng, quá trình tiêu hủy số sữa tại bãi rác được xử lý đúng theo quy trình là “ tách nước sữa đổ vào hồ xử lý, đốt vỏ hộp giấy” và được giám sát chặt chẽ thông qua chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương.
Tuy nhiên, theo ghi nhận trực tiếp tại Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương, hiện chỉ có hai lò đốt hoạt động với công suất rất khiêm tốn khoảng 10 tấn/ngày./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)