Bộ ba Mỹ-Trung-Nga sẽ định hình thế giới hậu COVID-19?

Mỹ, Trung Quốc và Nga không chỉ là những quốc gia có chiến lược, quân đội, và hai trong số họ có tiềm lực kinh tế, mạnh nhất thế giới mà còn là những nước có lối tư duy và vận hành theo các
Bộ ba Mỹ-Trung-Nga sẽ định hình thế giới hậu COVID-19? ảnh 1(Nguồn: nixonfoundation.org)

Theo scmp.com, nếu chúng ta biết bất cứ điều gì về thế giới hậu đại dịch thì đó sẽ là một thế giới “rất khác,” và ba quốc gia - Mỹ, Trung Quốc và Nga - sẽ quyết định việc định hình thế giới, tốt hơn hoặc xấu đi.

Mỹ, Trung Quốc và Nga không chỉ là những quốc gia có chiến lược, quân đội, và hai trong số họ có tiềm lực kinh tế, mạnh nhất thế giới mà còn là những nước có lối tư duy và vận hành theo các phương thức “đặt ra luật lệ.”

Mỗi nước sẽ có quyền phủ quyết hiệu quả đối với các kế hoạch xây dựng thế giới của hai nước còn lại.

Điều gì sẽ ngăn cản bất kỳ sự hợp tác nào giữa Washington, Bắc Kinh và Moskva để xây dựng lại thế giới hậu COVID-19?

[Nhận định về khả năng phi toàn cầu hóa giai đoạn hậu COVID-19]

Câu trả lời: lòng tin ngày càng xấu đi và sự củng cố “niềm tin” về ý thức hệ trong giới tinh hoa chiến lược của ba nước.

Điều gì có thể thúc đẩy ba nước này vào một đại chương trình nghị sự chung hậu COVID-19? Vai trò lãnh đạo hay nỗi ám ảnh chung, sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế hoặc các hệ thống.

Nếu Mỹ cho đến nay là nước có sự lãnh đạo thất thường nhất thì Trung Quốc là nước ít minh bạch nhất và Nga là không ổn định nhất - một thách thức lâu nay của Tổng thống Vladimir Putin.

Mặt khác, Mỹ vẫn có các nguồn lực kinh tế và đổi mới sáng tạo hùng mạnh nhất thế giới (bao gồm cả nền khoa học để giải quyết vấn đề virus corona), trong khi Trung Quốc có bộ máy quyền lực nhà nước gắn kết nhất (trong nước và quốc tế), còn Nga xảo quyệt nhất, với khả năng “huy động” hoặc tăng cường năng lực đáng kể.

Về mặt tư tưởng, quan điểm chống Trung Quốc của Mỹ, vốn đã mạnh kể từ khi Donald Trump lên làm tổng thống, nay càng mạnh hơn khi diễn biến tình hình COVID-19 trở nên nghiêm trọng. Việc Mỹ kêu gọi “tính sổ” - hoặc gây hấn "tách khỏi" - Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên khi tình hình COVID-19 lắng xuống.

Ở Trung Quốc, sự mất lòng tin đối với chính quyền Trump đang ở mức cao nhất và ý thức về sự sống còn và khả năng phục hồi quốc gia được kích hoạt bởi nỗ lực toàn quốc chống đại dịch sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.

Sự xoay trục của Nga sang Trung Quốc sẽ được củng cố bởi tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh COVID-19, nhưng nó vẫn chỉ là xoay trục một phần, vì tâm lý của Nga có định hướng bền vững ở châu Âu và mối quan hệ song phương của họ với Bắc Kinh bị cản trở trong trung hạn bởi sự bất cân xứng cơ bản trong năng lực - đặc thù trong sự không ưa thích Trung Quốc của Moskva.

Tuy nhiên, những điều lạ lùng hơn đã xảy ra so với việc Trump (hay một người kế nhiệm của đảng Dân chủ), Tập Cận Bình và Putin (hay một người kế nhiệm ngắn hạn) cùng ngồi quanh một chiếc bàn, nói Singapore hoặc Australia giải quyết một số vấn đề cấp bách hậu COVID-19, hay tốt hơn nữa là đầu tư vào một chiến lược “xây dựng lại,” “tân trang” hoặc “khôi phục” các tổ chức quốc tế và trật tự quốc tế.

Franklin Delano Roosevelt, Stalin và Churchill đã không tin tưởng lẫn nhau - chẳng thể nói gì về các nhóm, bộ máy và xã hội tương ứng của họ. Tổng thống Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cũng vậy. Hay gần đây hơn, ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Họ sẽ thảo luận về cái gì? Trước hết, một sự phục hồi hoặc tái tạo các thể chế quản lý khẩn cấp và y tế quốc tế để đảm bảo rằng đại dịch toàn cầu tiếp theo (ngay cả khi nó sắp xảy ra) có sự minh bạch tối đa về thông tin, cung cấp đầy đủ dược phẩm cũng như các tài sản y tế và hậu cần.

Đồng thời, họ phải phác thảo cấu trúc của một gói kinh tế quốc tế lịch sử- bao gồm các dự án lớn và liên doanh, cả công và tư - để khởi động lại các nền kinh tế bị phá vỡ trên khắp thế giới.

Các thể chế mới cần được tạo ra trong không gian ảo (tự do ngôn luận với sự kiểm soát quốc gia hợp lý đối với cơ sở hạ tầng Internet), quản lý người tị nạn, không gian, năng lượng và năng lượng tái tạo, cũng như các khu vực “mở” như Bắc Cực và các vùng ngoại vi kết nối không gian hậu Xô Viết với châu Âu và châu Á.

Trung Đông thiếu một khuôn khổ an ninh khu vực cốt lõi và Đông Á cũng vậy. Nhiều quốc gia thất bại hoặc suy yếu ở Đông Âu (Ukraine và Belarus), Trung Á (Kyrgyzstan), Nam Á, Đông Nam Á (Indonesia và Philippines), châu Phi, Mỹ Latinh và Caribe sẽ rất cần sự giúp đỡ về kinh tế và hành chính để ổn định, và để tránh sự mất ổn định của các quốc gia và hệ thống lớn.

Hãy để trật tự sau đại dịch vẫn được gọi là “trật tự quốc tế tự do.” Bất chấp sự không hoàn hảo, bất bình đẳng và “bệnh lý” của nó, trật tự quốc tế và tính logic trước đại dịch vẫn là trật tự hòa bình, hữu ích và có tổ chức nhất trong lịch sử loài người, đã kết nối loài người thông qua giao tiếp, vận chuyển, thương mại và học hỏi, và đã giúp cho hàng tỷ người - bắt đầu từ châu Á - thoát khỏi cảnh nghèo đói và bước vào cuộc sống tốt đẹp.

Thành tựu ổn định của Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và ASEAN phải được củng cố. Những cuộc xung đột ngày càng đan xen ở Đông Bắc Á, không gian hậu Xô Viết và Trung Đông vẫn có thể xé nát thế giới.

Việc ba cường quốc Mỹ-Trung-Nga giải quyết một hoặc nhiều cuộc xung đột này từ những thành tựu lớn trong thế giới hậu COVID-19 sẽ là điều khôn ngoan./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục