Trống đồng, chiếc thạp, bình, bát, đĩa cổ trải qua các triều đại từ đời Lý đến đời Nguyễn được khai quật từ khu mộ cổ Đống Thếch tại xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình là những cổ vật vô giá về mặt lịch sử nhưng hiện đang nằm “đắp chiếu” không bàn tay “chăm sóc” trong những căn phòng không đủ điều kiện về bảo quản.
Những cổ vật này đang dần bị hoen rỉ và hư hỏng. Theo chính quyền xã Vĩnh Đồng thì những cổ vật này là những đồ dùng sinh hoạt hoặc tùy táng của nhà quan lang dòng họ Đinh ở xứ Mường Động.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Đồng Bùi Đức Òm cho biết khu mộ cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích khảo cổ học, trước đây được người dân trong vùng gọi là “thánh địa” của nhà quan lang dòng họ Đinh.
Tuy nhiên vào đầu những năm 1980, tình trạng buôn bán đồ cổ rộ lên, người dân địa phương đã tự ý vào khai thác cổ vật để bán. Đến tháng 12/1984, do người dân chưa nhận biết được giá trị vật chất cũng như tinh thần của những cổ vật này nên dẫn đến tình trạng tràn lan tìm kiếm cổ vật để bán. Lúc đó Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) tiến hành khai quật số cổ vật còn lại.
Kết quả khai quật đã đem lại nhiều thông tin quý giá về xã hội Mường cổ, về tang thức, quy mô, cấu trúc trong các mộ cũng như cách đặt hiện vật, đồ tùy táng trong mộ. Với số lượng hiện vật phát hiện phong phú, đặc biệt là đồ gốm sứ nhiều loại mang dấu ấn kỹ thuật chế tác, đặc trưng, điển hình của nhiều thời đại khác nhau như Lý, Trần, Lê… Điều đáng nói là một số đồ gốm sứ được chế tác ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản từ những thế thứ XVII…, chiếm tỷ lệ không nhỏ đã tạo nên dáng vẻ toàn diện của bộ sưu tập gốm sứ quý, đa dạng với nhiều tiêu bản đặc sắc. Đặc biệt năm 1987, nhân dân địa phương đã đào được một số một số trống đồng và nhiều hiện vật khác hiện nay đang được lưu giữ tại nhà truyền thống xã Vĩnh Đồng.
Sau khi khai quật được, một số mẫu cổ vật có giá trị đã được Bảo tàng tỉnh Hòa Bình chuyển về để trưng bày và bảo quản, số còn lại hiện nay đang được địa phương xin giữ lại để cho nhân dân và khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, từ đó đến nay, những cổ vật này vẫn nằm im trong kho và đang dần bị lãng quên. Trong căn phòng truyền thống ở xã Vĩnh Đồng những chiếc trống đồng, thạp, bình… bị mạng nhện, bụi bẩn bám dày đặc.
Các cổ vật được đặt ở dưới sàn nhà ẩm ướt, bày la liệt, cách bố trí lung tung, không theo hàng lối, phía dưới được kê bằng sạp gỗ và không được bảo quản đúng quy cách nên rất dễ hư hỏng. Tại phòng truyền thống Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Đồng hiện còn hai chiếc trống đồng lớn, trong đó chiếc lớn hơn có bốn con cóc được trang trí bên trên mặt trống. Cả hai chiếc trống này đang bị hoen rỉ, ô xy hóa khiến màu đồng đã thay đổi.
Bên cạnh đó là những chiếc thạp, bình, bát, đĩa… cái còn lành lặn, cái đã vỡ cũng được bày chung ngay sát những chiếc trống đồng và thạp. Trong số này có lẽ nguyên vẹn và giá trị nhất là chiếc thạp làm bằng gốm, trải qua vài trăm năm vẫn còn nguyên vẹn, ánh lên màu vàng nâu.
Không chỉ có hàng chục cổ vật quý ở xã Vĩnh Đồng huyện Kim Bôi đang dần bị lãng quên mà có khoảng hơn 60 cổ vật quý khác cũng nằm “đắp chiếu” trong Phòng văn hóa thông tin của huyện; trong đó có sáu chiếc trống đồng heger II, một thạp gốm đời Trần và nhiều bát đĩa, ấm gốm thời Lê… Các cổ vật quý không được đưa ra trưng bày cũng như bảo quản tốt đã và đang có nguy cơ bị xuống cấp.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hòa Bình cho biết hiện nay ở Phòng Văn hóa Thông tin huyện Kim Bôi và xã Vĩnh Đồng đang lưu giữ một số lượng lớn cổ vật. Đây đều là hiện vật quý hiếm của tỉnh Hòa Bình. Số hiện vật như trống đồng ở huyện Kim Bôi chủ yếu là trống đồng loại 2, rất có giá trị.
Bên cạnh cổ vật trống đồng thì ở Phòng Văn hóa Thông tin huyện cũng còn lưu giữ nhiều cổ vật làm bằng gốm sứ, đặc biệt là đồ gốm ở thời Lý, Trần, Lê và những hiện vật cổ thời Nguyễn, nhất là những âu gốm và thạc gốm cổ, có những cổ vật độc bản ở Việt Nam. Hiện nay số cổ vật trong Phòng Văn hóa Thông tin huyện Kim Bôi đang được lưu giữ trong kho, khó bảo đảm nên rất dễ bị xuống cấp./.
Những cổ vật này đang dần bị hoen rỉ và hư hỏng. Theo chính quyền xã Vĩnh Đồng thì những cổ vật này là những đồ dùng sinh hoạt hoặc tùy táng của nhà quan lang dòng họ Đinh ở xứ Mường Động.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Đồng Bùi Đức Òm cho biết khu mộ cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích khảo cổ học, trước đây được người dân trong vùng gọi là “thánh địa” của nhà quan lang dòng họ Đinh.
Tuy nhiên vào đầu những năm 1980, tình trạng buôn bán đồ cổ rộ lên, người dân địa phương đã tự ý vào khai thác cổ vật để bán. Đến tháng 12/1984, do người dân chưa nhận biết được giá trị vật chất cũng như tinh thần của những cổ vật này nên dẫn đến tình trạng tràn lan tìm kiếm cổ vật để bán. Lúc đó Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) tiến hành khai quật số cổ vật còn lại.
Kết quả khai quật đã đem lại nhiều thông tin quý giá về xã hội Mường cổ, về tang thức, quy mô, cấu trúc trong các mộ cũng như cách đặt hiện vật, đồ tùy táng trong mộ. Với số lượng hiện vật phát hiện phong phú, đặc biệt là đồ gốm sứ nhiều loại mang dấu ấn kỹ thuật chế tác, đặc trưng, điển hình của nhiều thời đại khác nhau như Lý, Trần, Lê… Điều đáng nói là một số đồ gốm sứ được chế tác ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản từ những thế thứ XVII…, chiếm tỷ lệ không nhỏ đã tạo nên dáng vẻ toàn diện của bộ sưu tập gốm sứ quý, đa dạng với nhiều tiêu bản đặc sắc. Đặc biệt năm 1987, nhân dân địa phương đã đào được một số một số trống đồng và nhiều hiện vật khác hiện nay đang được lưu giữ tại nhà truyền thống xã Vĩnh Đồng.
Sau khi khai quật được, một số mẫu cổ vật có giá trị đã được Bảo tàng tỉnh Hòa Bình chuyển về để trưng bày và bảo quản, số còn lại hiện nay đang được địa phương xin giữ lại để cho nhân dân và khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, từ đó đến nay, những cổ vật này vẫn nằm im trong kho và đang dần bị lãng quên. Trong căn phòng truyền thống ở xã Vĩnh Đồng những chiếc trống đồng, thạp, bình… bị mạng nhện, bụi bẩn bám dày đặc.
Các cổ vật được đặt ở dưới sàn nhà ẩm ướt, bày la liệt, cách bố trí lung tung, không theo hàng lối, phía dưới được kê bằng sạp gỗ và không được bảo quản đúng quy cách nên rất dễ hư hỏng. Tại phòng truyền thống Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Đồng hiện còn hai chiếc trống đồng lớn, trong đó chiếc lớn hơn có bốn con cóc được trang trí bên trên mặt trống. Cả hai chiếc trống này đang bị hoen rỉ, ô xy hóa khiến màu đồng đã thay đổi.
Bên cạnh đó là những chiếc thạp, bình, bát, đĩa… cái còn lành lặn, cái đã vỡ cũng được bày chung ngay sát những chiếc trống đồng và thạp. Trong số này có lẽ nguyên vẹn và giá trị nhất là chiếc thạp làm bằng gốm, trải qua vài trăm năm vẫn còn nguyên vẹn, ánh lên màu vàng nâu.
Không chỉ có hàng chục cổ vật quý ở xã Vĩnh Đồng huyện Kim Bôi đang dần bị lãng quên mà có khoảng hơn 60 cổ vật quý khác cũng nằm “đắp chiếu” trong Phòng văn hóa thông tin của huyện; trong đó có sáu chiếc trống đồng heger II, một thạp gốm đời Trần và nhiều bát đĩa, ấm gốm thời Lê… Các cổ vật quý không được đưa ra trưng bày cũng như bảo quản tốt đã và đang có nguy cơ bị xuống cấp.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hòa Bình cho biết hiện nay ở Phòng Văn hóa Thông tin huyện Kim Bôi và xã Vĩnh Đồng đang lưu giữ một số lượng lớn cổ vật. Đây đều là hiện vật quý hiếm của tỉnh Hòa Bình. Số hiện vật như trống đồng ở huyện Kim Bôi chủ yếu là trống đồng loại 2, rất có giá trị.
Bên cạnh cổ vật trống đồng thì ở Phòng Văn hóa Thông tin huyện cũng còn lưu giữ nhiều cổ vật làm bằng gốm sứ, đặc biệt là đồ gốm ở thời Lý, Trần, Lê và những hiện vật cổ thời Nguyễn, nhất là những âu gốm và thạc gốm cổ, có những cổ vật độc bản ở Việt Nam. Hiện nay số cổ vật trong Phòng Văn hóa Thông tin huyện Kim Bôi đang được lưu giữ trong kho, khó bảo đảm nên rất dễ bị xuống cấp./.
Nguyễn Quốc Trị (TTXVN)