Bốn chiến lược cho doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động năm 2022

Số lượt tải, người dùng di động và thiết bị di động trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng đáng kể trong năm 2022, là minh chứng cho quan hệ mật thiết của di động với xã hội ngày nay.

Kinh doanh mobile app là một cuộc đua nhiều thăng trầm. Và sự cạnh tranh bắt đầu khi khách hàng truy cập vào kho ứng dụng.

Ngay cả khi ý tưởng dịch vụ là độc nhất, bạn vẫn cần phải có một kế hoạch phát triển cụ thể để đảm bảo thành công bền vững.

Số lượt tải, người dùng di động và thiết bị di động trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng đáng kể trong năm 2022, là minh chứng cho quan hệ mật thiết của di động với xã hội ngày nay.

Trong năm 2021, có 230 tỷ lượt tải ứng dụng toàn cầu. Còn trong năm 2021, chi tiêu cho app store đạt 170 tỷ USD trên toàn thế giới, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% ứng dụng di động bị lỗi, một số khác bị lãng quên do không phù hợp thị trường, số còn lại thất bại vì thiếu chiến lược tăng trưởng bền vững.

58% người dùng thất vọng vì sự không nhất quán của giao diện. 52% người dùng thất vọng với hiệu suất tổng thể của ứng dụng. 29% người dùng ngay lập tức gỡ cài đặt ứng dụng nếu họ không thấy nó hữu ích.

Với tư cách là một chủ doanh nghiệp hay người chịu trách nhiệm phát triển ứng dụng bạn cảm thấy điều gì?

Đây là lúc chủ doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc có một chiến lược phát triển mạnh mẽ cho phép mobile app của mình trở nên vượt trội trong trận chiến chinh phục người dùng.

Trong bài này, chúng ta sẽ thảo luận về một số chiến lược phát triển mobile app tốt nhất trong năm 2022.

Bắt đầu với những điều cơ bản nhất sau đây:

Thế nào là chiến lược tăng trưởng?

Hãy nhớ rằng tăng trưởng mà không có chiến lược thì chỉ là may mắn. Và trong kinh doanh, vận may chỉ là thứ yếu. Bạn phải có một chiến lược vững chắc.

Chiến lược tăng trưởng được định nghĩa là một kế hoạch hành động dể đạt được các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra trong mỗi giai đoạn.

Đối với một số doanh nghiệp, điều này có nghĩa là phải đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng quy mô thị trường hoặc gìn giữ tập khách hàng trung thành.

Trái ngược với những quan niệm thông thường, một chiến lược tăng trưởng không nhất thiết phải tập trung vào lợi ích tài chính ngắn hạn - mà cũng có thể là dài hạn.

Bốn hướng đi sau có thể được cân nhắc áp dụng làm chiến lược phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động.

1. Chiến lược phát triển sản phẩm: doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần của mình bằng cách phát triển và ra mắt các dịch vụ hoặc sản phẩm mới để phục vụ thị trường mà mình đang nhắm tới. Các sản phẩm mới phải cung cấp giải pháp cho một vấn đề mới hoặc gia tăng giá trị cho việc giải quyết vấn đề hiện tại.

2. Chiến lược phát triển thị trường: mở rộng thị phần bằng cách phát triển các phân đoạn thị trường mới, tăng cơ sở người dùng hoặc sử dụng sản phẩm của người dùng hiện tại.

3. Chiến lược thâm nhập thị trường: doanh nghiệp có thể lập chiến lược để thâm nhập vào thị trường đã tồn tại và mở rộng tập cơ sở dữ liệu người dùng bằng nhiều cách như bán sản phẩm theo combo, giảm giá hay gia tăng số lần xuất hiện quảng cáo.

4. Chiến lược đa dạng hóa: tăng thị phần bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc thâm nhập thị trường mới.

Bốn chiến lược cho doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động năm 2022 ảnh 1

“Đối với việc xây dựng chiến lược cho ứng dụng di động, nếu không muốn đội công nghệ của bạn rơi vào ma trận code tính năng này thừa một chút, tính năng kia thiếu một ít thì doanh nghiệp nhất định phải có chiến lược rõ ràng. Kể cả trong ngắn hạn! Lựa chọn chiến lược tăng trưởng phù hợp cho từng thời điểm sẽ giúp các ứng dụng di động nhanh chóng mở rộng quy mô,” chia sẻ từ chị Ngọc Phan, Brand Manager Viettel Money.

Chiến lược phát triển cho mobile app

Mobile app là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Theo Statista, 2.95 triệu ứng dụng đã được xuất bản trên Google Play Store, trong khi Apple App Store xuất bản gần 4.37 triệu ứng dụng vào cuối năm 2020. Đến năm 2021, sẽ có khoảng 7 tỷ người dùng di động trên toàn cầu.

Với quá nhiều cạnh tranh, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng của mình chấp nhận một ứng dụng mới hoặc chuyển sang ứng dụng của mình từ đối thủ cạnh tranh. Cần cung cấp một lý do thuyết phục để người dùng truy cập vào kho và thực hiện tải xuống ứng dụng.

Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần phải hiểu cách người dùng sử dụng ứng dụng, từ đó phát triển các phương thức tốt hơn để thu hút và tương tác với họ.

Dưới đây là cách doanh nghiệp có thể xác định một chiến lược ứng dụng di động thành công:

1. Thấu hiểu thị trường

Dù cách thức marketing nào được áp dụng, doanh nghiệp sẽ không thành công nếu không nắm được thị trường đang phục vụ và khách hàng thực sự là ai.

Đừng ngạc nhiên khi các nhóm khách hàng phản ứng khác nhau với cùng một nỗ lực marketing. Doanh nghiệp càng hiểu rõ khách hàng của mình thì nỗ lực để tiếp cận và phục vụ họ càng hiệu quả.

Dưới đây là một số cách để xác định thị trường mục tiêu:

Phân tích đối thủ

Có nhiều lý do cần phải tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng: khai thác được insight của nhóm khách hàng nên tập trung vào; việc phân tích điểm chung của các ứng dụng cùng phân khúc giúp xác định chân dung khách hàng mà đối thủ đang nhắm mục tiêu và thu hút; phát hiện ra những khoảng trống thị trường có thể tận dụng - ví dụ: tìm kiếm những kiểu khách hàng ít được chú ý.

Xác định khách hàng lý tưởng

Ghi chép lại mọi thứ về chân dung người dùng - như giới tính, nơi làm việc, tổng thành viên trong gia đình, thu nhập, những người họ theo dõi trên mạng xã hội và loại ứng dụng họ tải xuống; tìm hiểu cách họ suy nghĩ và đưa ra quyết định mua hàng; cố gắng xác định những điểm không được ưa thích ở các sản phẩm hiện tại; càng hiểu rõ về người tiêu dùng thì càng tiếp cận và phục vụ họ tốt hơn.

2. Hiển thị trong tìm kiếm của người dùng

Nhiều người dựa vào các ứng dụng di động để làm việc hiệu quả, đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu của họ. Một số ví dụ phổ biến - để tiết kiệm thời gian, ứng dụng “giao hàng” và “nhận hàng” đã trở nên phổ biến. Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe cũng đang được sử dụng rộng rãi. Mọi người cũng tìm kiếm các ứng dụng về đầu tư.

Do mức độ cạnh tranh hiện nay, việc quảng bá ứng dụng đúng cách trở nên vô cùng quan trọng.

Cho dù ứng dụng mang lại lợi ích như thế nào, mọi người phải biết về nó trước khi tải xuống và dùng thử. Đây là những gì doanh nghiệp có thể làm: tối ưu hóa ứng dụng di động cho các cửa hàng ứng dụng và công cụ tìm kiếm; viết các bài blog, bài hướng dẫn, nội dung có liên quan; gửi ứng dụng cho các trang web đánh giá.

Bốn chiến lược cho doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động năm 2022 ảnh 2

An Phạm, Co-founder & Head of Operations Mio, cho biết: “Ứng dụng di động hiện tại không còn là "nên có" mà là "phải có" khi mà khắp nơi smartphone đã trở thành vật bất ly thân với tất cả mọi người, mọi nhà. Mobile App dần dần đã không chỉ còn là nơi giao tiếp, giải trí, tìm kiếm thông tin hay quảng cáo nữa mà còn trở thành kênh bán hàng, kiếm tiền và chăm sóc cũng như giữ chân khách hàng."

"Sau đại dịch, người dùng có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ từ các kênh truyền thống lên mobile app. Chính vì vậy, ứng dụng di động là nơi đáng để xem xét đầu tư nghiêm túc, thậm chí thật nhanh và mạnh bằng nhiều hướng, và đặc biệt là việc kết nối và tích hợp với các ứng dụng chuyên biệt hóa để tối ưu cả về chi phí và tốc độ để tránh mất thị phần hoặc đi sau đối thủ trong tương lai,” chia sẻ từ ông An Phạm.

3. Dựa vào CLV - Giá trị vòng đời khách hàng

Bên cạnh việc có được khách hàng mới, việc giữ chân người dùng hiện tại và tăng CLV (Giá trị vòng đời của khách hàng) cũng cần được đặc biệt chú ý.

Bốn chiến lược cho doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động năm 2022 ảnh 3

Chia sẻ từ ông Trung Nguyễn, Co-founder & CGO OnMic: “Bạn phải cho người dùng một lý do để mở ứng dụng mỗi ngày hoặc tuần, chứ không phải tải ứng dụng lần đầu vì một quảng cáo thu hút xong rồi để đó không dùng nữa."

Tại sao? Bởi điều này thu hút tương tác liên tục và duy trì tệp khách hàng sẵn có.

CLV là thang đo xác định doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng từ một khách hàng theo thời gian. CLV cao hơn có nghĩa là khách hàng mang lại nhiều doanh thu hơn cho công ty.

Doanh nghiệp có thể gia tăng CLV theo những bước sau: cải thiện quy trình giới thiệu; sáng tạo nội dung hấp dẫn hơn; dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt hơn; xây dựng các mối quan hệ; thu thập phản hồi hữu ích từ khách hàng.

4. Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning)

Công nghệ AI và ML có thể hợp lý hóa dữ liệu người dùng, phân tích thông tin chi tiết và thu hút người dùng theo nhiều cách có liên quan.

Nhà quản trị có thể sử dụng công nghệ để marketing ứng dụng của mình theo cách tốt hơn.

Bốn chiến lược cho doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động năm 2022 ảnh 4

“Trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ xử lý, phân tích & dự đoán nhiều thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, AI mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu, giúp họ cải thiện trải nghiệm người dùng, và xa hơn, là tăng lòng trung thành của khách hàng. Việc lựa chọn đối tác công nghệ phù hợp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng AI mang tính quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đó,” ông Jack Nguyễn, Regional Managing Director SEA Insider.

Để học sâu và chi tiết hơn về các cách xây dựng phát triển ứng dụng hãy đăng ký ngay Insider Growth Webinar số 16 với chủ đề: Cách phát triển ứng dụng đạt triệu lượt tải từ TAPTAP, Fika, Adjust, Insider.

Lắng nghe chia sẻ về xu hướng ứng dụng di động 2022, học cách TAPTAP, Fika phát triển ứng dụng triệu lượt tải, 7 phương pháp tăng mức độ tương tác ứng dụng và tỷ lệ giữ chân người dùng và nhận những phần quà hấp dẫn từ chương trình.

Đăng ký xem ngay webinar: https://bit.ly/3CVd1D1

Cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ: Katie Nguyễn – katie.nguyen@useinsider.com.

Insider rất hân hạnh được đồng hành cùng với các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam như Bamboo Airways, Vietnam Airlines, Viettel, BE, VinID, FPT, Watson, Decathlon, The Body Shop, Pierre Cardin... trong quá trình chuyển đổi số và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Hiện tại, Insider có mặt tại 28 quốc gia, đang làm việc với hơn 100 đối tác là các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và có văn phòng đại diện được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục