Hiện cả nước có 91 bãi chứa rác thải, trong đó, chỉ có 17 bãi tại 12/63 tỉnh, thành phố hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật, vẫn còn tới 49 bãi rác đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Lượng rác thải hàng năm của cả nước lên tới 15 triệu tấn, trong đó, rác thải sinh hoạt gần 13 triệu tấn.
Riêng chất thải rắn nguy hại 152.000 tấn và năm sau tăng cao hơn năm trước từ 10-15%. Phần lớn lượng rác thải không được tiêu hủy an toàn, đã và đang là một nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng và môi trường, nhất là chất thải từ các ngành công nghiệp và y tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, hầu như toàn bộ rác thải sinh hoạt hàng năm trong tất cả các tỉnh, thành phố lâu nay vẫn xử lý bằng hình thức chôn lấp, trong đó ở khu vực đô thị chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là những bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại các bãi rác tạm.
Khu vực nông thôn chưa có quy hoạch cụ thể vị trí bãi rác cho thị trấn và các cụm dân cư. Rác sau khi thu gom không được xử lý, chôn lấp đúng quy định mà chỉ được thu gom lại một chỗ.
Mặc dù ngành tài nguyên và môi trường đã quy hoạch 9.000ha để làm bãi thải và xử lý chất thải, tăng 5.000ha so với năm 2005, song vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu của các địa phương.
Mặt khác, nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn gặp khó khăn trong việc xác định vị trí để xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung, đặc biệt là bố trí khu vực chôn lấp chất thải nguy hại từ các ngành công nghiệp, y tế.
Do đó, theo quy hoạch đất phát triển hạ tầng đến năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương xúc tiến quy hoạch và xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải phục vụ cho liên tỉnh, vùng tỉnh, liên đô thị và đô thị, quy mô khoảng 200-300ha/vùng.
Tại các địa phương, các khu thu gom, xử lý, chôn lấp rác thải tập trung sẽ được bố trí quy hoạch với quy mô trung bình 100ha/tỉnh; 10-20ha/huyện; 0,1-0,5ha/xã. Như vậy, diện tích đất dành cho thu gom, xử lý rác thải đến năm 2020 sẽ lên tới 20.000ha, trong đó có 55ha dùng vào việc chôn lấp chất thải phóng xạ hạt nhân do Bộ Xây dựng đề xuất./.
Lượng rác thải hàng năm của cả nước lên tới 15 triệu tấn, trong đó, rác thải sinh hoạt gần 13 triệu tấn.
Riêng chất thải rắn nguy hại 152.000 tấn và năm sau tăng cao hơn năm trước từ 10-15%. Phần lớn lượng rác thải không được tiêu hủy an toàn, đã và đang là một nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng và môi trường, nhất là chất thải từ các ngành công nghiệp và y tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, hầu như toàn bộ rác thải sinh hoạt hàng năm trong tất cả các tỉnh, thành phố lâu nay vẫn xử lý bằng hình thức chôn lấp, trong đó ở khu vực đô thị chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là những bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại các bãi rác tạm.
Khu vực nông thôn chưa có quy hoạch cụ thể vị trí bãi rác cho thị trấn và các cụm dân cư. Rác sau khi thu gom không được xử lý, chôn lấp đúng quy định mà chỉ được thu gom lại một chỗ.
Mặc dù ngành tài nguyên và môi trường đã quy hoạch 9.000ha để làm bãi thải và xử lý chất thải, tăng 5.000ha so với năm 2005, song vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu của các địa phương.
Mặt khác, nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn gặp khó khăn trong việc xác định vị trí để xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung, đặc biệt là bố trí khu vực chôn lấp chất thải nguy hại từ các ngành công nghiệp, y tế.
Do đó, theo quy hoạch đất phát triển hạ tầng đến năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương xúc tiến quy hoạch và xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải phục vụ cho liên tỉnh, vùng tỉnh, liên đô thị và đô thị, quy mô khoảng 200-300ha/vùng.
Tại các địa phương, các khu thu gom, xử lý, chôn lấp rác thải tập trung sẽ được bố trí quy hoạch với quy mô trung bình 100ha/tỉnh; 10-20ha/huyện; 0,1-0,5ha/xã. Như vậy, diện tích đất dành cho thu gom, xử lý rác thải đến năm 2020 sẽ lên tới 20.000ha, trong đó có 55ha dùng vào việc chôn lấp chất thải phóng xạ hạt nhân do Bộ Xây dựng đề xuất./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)