Theo mạng phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí The Economist của Anh, trong thời gian gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, do lo ngại tình trạng lạm phát và các vấn đề trên thị trường nhà đất.
EIU nhận định trong năm 2011, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, kiểm soát việc cho vay của các ngân hàng và kiềm chế xu hướng tăng giá của lương thực.
Động thái mới nhất của Bắc Kinh là quyết định tăng mức trả ngay tối thiểu cho ngôi nhà thứ hai từ 50% lên 60%, hôm 26/1.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng thực hiện nhiều bước đi, nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngày 25/12, Ngân hàng này quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%, đưa lãi suất tiền gửi và cho vay kỳ hạn 1 năm lên mức tương ứng là 2,75% và 5,81%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng cũng tăng lên trong tháng 12/2010 và tháng 1/2011, mỗi lần 0,5 %. Với những biện pháp này, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12/2010 đã giảm nhẹ xuống mức 4,6% so với mức 5,1% của tháng 11.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng PBoC không kiểm soát được việc cho vay quá mức của các ngân hàng thương mại.
Trong tháng 12/2010, cho vay mới bằng đồng CNY đạt 480,7 tỷ CNY, đưa tổng số cho vay mới trong năm 2010 lên 7.950 tỷ CNY (1.200 tỷ USD), vượt xa hạn ngạch mà chính phủ đề ra là 7.500 tỷ.
Cùng tháng, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch cũng đưa ra báo cáo cho thấy tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc trong năm 2010 chậm lại không đáng kể, do những gói kích thích kinh tế trong năm 2009.
Các ngân hàng đã né tránh hạn mức cho vay, bằng việc giảm nắm giữ các hóa đơn khấu trừ, "đóng gói" lại các khoản cho vay và bán chúng như những sản phẩm đầu tư.
Điều này lý giải tại sao tổng nguồn cung tiền M2 trong năm 2010 tăng 19,7%, cao hơn mục tiêu của chính phủ là 17%.
Trong năm 2011, PBoC sẽ phân tích từng ngân hàng một và sử dụng các công cụ để hạn chế tăng trưởng tiền mặt.
Ngoài thắt chặt kiểm soát cho vay của ngân hàng, Trung Quốc cũng cố gắng hạ nhiệt nền kinh tế bằng việc đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 2%, tương đương 900 tỷ CNY trong năm nay.
Dự kiến, năm 2011 sẽ có nhiều thay đổi trong các quy định về thuế như tăng thuế thu nhập, áp dụng thí điểm thuế bất động sản ở một số thành phố, nâng thuế doanh nghiệp lên 15% lợi nhuận so với mức hiện này là 10%.
Một nỗ lực nữa nhằm kiểm soát lượng tiền mặt trong nước là Cơ quan quản lý hối đoái Trung Quốc tuyên bố nới lỏng việc kiểm soát lợi nhuận bằng ngoại tệ của các nhà xuất khẩu và cho phép họ giữ các khoản tiền này ở nước ngoài.
Động thái này sẽ giúp giảm tốc độ tăng của dự trữ ngoại tệ, vốn đã lên tới 2.850 tỷ USD vào cuối năm 2010.
EIU khẳng định lượng tiền mặt trong nước ở Trung Quốc có thể tiếp tục giảm hơn nữa, nhờ quyết định của PBoC trong tháng 1/2011, cho phép các doanh nghiệp và ngân hàng đủ tiêu chuẩn được thực hiện các giao dịch quốc tế bằng đồng CNY.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là có bao nhiêu công ty nước ngoài sẵn sàng nhận đồng NDT./.
EIU nhận định trong năm 2011, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, kiểm soát việc cho vay của các ngân hàng và kiềm chế xu hướng tăng giá của lương thực.
Động thái mới nhất của Bắc Kinh là quyết định tăng mức trả ngay tối thiểu cho ngôi nhà thứ hai từ 50% lên 60%, hôm 26/1.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng thực hiện nhiều bước đi, nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngày 25/12, Ngân hàng này quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%, đưa lãi suất tiền gửi và cho vay kỳ hạn 1 năm lên mức tương ứng là 2,75% và 5,81%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng cũng tăng lên trong tháng 12/2010 và tháng 1/2011, mỗi lần 0,5 %. Với những biện pháp này, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12/2010 đã giảm nhẹ xuống mức 4,6% so với mức 5,1% của tháng 11.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng PBoC không kiểm soát được việc cho vay quá mức của các ngân hàng thương mại.
Trong tháng 12/2010, cho vay mới bằng đồng CNY đạt 480,7 tỷ CNY, đưa tổng số cho vay mới trong năm 2010 lên 7.950 tỷ CNY (1.200 tỷ USD), vượt xa hạn ngạch mà chính phủ đề ra là 7.500 tỷ.
Cùng tháng, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch cũng đưa ra báo cáo cho thấy tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc trong năm 2010 chậm lại không đáng kể, do những gói kích thích kinh tế trong năm 2009.
Các ngân hàng đã né tránh hạn mức cho vay, bằng việc giảm nắm giữ các hóa đơn khấu trừ, "đóng gói" lại các khoản cho vay và bán chúng như những sản phẩm đầu tư.
Điều này lý giải tại sao tổng nguồn cung tiền M2 trong năm 2010 tăng 19,7%, cao hơn mục tiêu của chính phủ là 17%.
Trong năm 2011, PBoC sẽ phân tích từng ngân hàng một và sử dụng các công cụ để hạn chế tăng trưởng tiền mặt.
Ngoài thắt chặt kiểm soát cho vay của ngân hàng, Trung Quốc cũng cố gắng hạ nhiệt nền kinh tế bằng việc đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 2%, tương đương 900 tỷ CNY trong năm nay.
Dự kiến, năm 2011 sẽ có nhiều thay đổi trong các quy định về thuế như tăng thuế thu nhập, áp dụng thí điểm thuế bất động sản ở một số thành phố, nâng thuế doanh nghiệp lên 15% lợi nhuận so với mức hiện này là 10%.
Một nỗ lực nữa nhằm kiểm soát lượng tiền mặt trong nước là Cơ quan quản lý hối đoái Trung Quốc tuyên bố nới lỏng việc kiểm soát lợi nhuận bằng ngoại tệ của các nhà xuất khẩu và cho phép họ giữ các khoản tiền này ở nước ngoài.
Động thái này sẽ giúp giảm tốc độ tăng của dự trữ ngoại tệ, vốn đã lên tới 2.850 tỷ USD vào cuối năm 2010.
EIU khẳng định lượng tiền mặt trong nước ở Trung Quốc có thể tiếp tục giảm hơn nữa, nhờ quyết định của PBoC trong tháng 1/2011, cho phép các doanh nghiệp và ngân hàng đủ tiêu chuẩn được thực hiện các giao dịch quốc tế bằng đồng CNY.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là có bao nhiêu công ty nước ngoài sẵn sàng nhận đồng NDT./.
Đình Thư (TTXVN/Vietnam+)