Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và địa bàn các tỉnh thành phố trên cả nước nói chung đã xảy ra một số vụ xâm phạm tài sản nhằm vào các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý. Riêng địa bàn Hà Nội, từ năm 2008 đến nay đã xảy ra gần chục vụ.
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của loại hình tội phạm này, chiều 10/10, công an quận Hai Bà Trưng đã sơ kết 4 năm thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm tại các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý, ngân hàng và tiền tệ.
Theo thượng tá Vũ Thế Hưng, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hai Bà Trưng, riêng tại địa bàn quận, từ năm 2008 đã xảy ra 5 vụ. Đáng chú ý là vụ xảy ra tại tòa nhà Ruby Plaza khi thủ phạm cướp đi 1 viên kim cương trị giá gần 80.000 USD.
Hiện tại, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 292 cơ sở vàng bạc, chế tác vàng bạc, quỹ tín dụng, tiết kiệm, ngân hàng và chi nhánh giao dịch. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn chưa thực sự được đề cao. Cụ thể, hiện còn có 15 doanh nghiệp chưa bố trí được lực lượng bảo vệ; 90 doanh nghiệp chưa sử dụng camera quan sát và giám sát; gần 200 doanh nghiệp không có chuông báo động. Thậm chí, một số cơ sở dù lắp đặt hệ thống báo động nhưng vị trí không phù hợp, chất lượng kém.
Bên cạnh đó, bản thân chủ các cơ sở kinh doanh cũng có nhiều thiếu sót trong khâu tuyển chọn nhân viên. Nhiều cửa hàng đưa cả người có tiền án, tiền sự mới ra tù vào làm nhân viên bảo vệ. Chính nhóm đối tượng này đã cấu kết với người ngoài để tổ chức cướp.
Thượng tá Vũ Thế Hưng cho hay, qua việc tổng kết thực tiễn cho thấy, các đối tượng phạm tội thường gây án với thời điểm vắng vẻ như giữa trưa hoặc cuối giờ chiều. Khi gây án, thủ phạm thường đeo khẩu trang bịt mặt để giấu tung tích. Đặc biệt, các đối tượng này cũng thường xuyên sử dụng vũ khí như súng, dao kiếm, bình xịt hơi cay và sẵn sàng tấn công khi bị phát hiện.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Đại tá Nguyễn Đức Chung lại lo ngại vì thực tế “chưa thấy ở đâu như Việt Nam” khi các cửa hàng vàng bạc mở cửa đến tận 20 giờ. Theo đại tá Chung, ở nước ngoài, các cơ sở kinh doanh tương tự thường đóng cửa trước 18 giờ. Việc mở cửa muộn cũng chính là một sơ hở để tội phạm lợi dụng gây án.
Đại tá Chung cũng cảnh báo, tội phạm giờ không chỉ có người trong nước mà đã xuất hiện những người đến từ nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, ngân hàng cần thường xuyên nắm bắt những thủ đoạn mới phổ biến cho nhân viên của mình để có cách đối phó.
Trước đó, như Vietnam+ đã đưa tin, trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua cũng liên tiếp xảy ra những vụ cướp nhắm đến các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý. Trước tình hình này, công an thành phố Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức một cuộc diễn tập chống cướp tiệm vàng quy mô lớn vào ngày 15/10 tới đây./.
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của loại hình tội phạm này, chiều 10/10, công an quận Hai Bà Trưng đã sơ kết 4 năm thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm tại các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý, ngân hàng và tiền tệ.
Theo thượng tá Vũ Thế Hưng, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hai Bà Trưng, riêng tại địa bàn quận, từ năm 2008 đã xảy ra 5 vụ. Đáng chú ý là vụ xảy ra tại tòa nhà Ruby Plaza khi thủ phạm cướp đi 1 viên kim cương trị giá gần 80.000 USD.
Hiện tại, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 292 cơ sở vàng bạc, chế tác vàng bạc, quỹ tín dụng, tiết kiệm, ngân hàng và chi nhánh giao dịch. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn chưa thực sự được đề cao. Cụ thể, hiện còn có 15 doanh nghiệp chưa bố trí được lực lượng bảo vệ; 90 doanh nghiệp chưa sử dụng camera quan sát và giám sát; gần 200 doanh nghiệp không có chuông báo động. Thậm chí, một số cơ sở dù lắp đặt hệ thống báo động nhưng vị trí không phù hợp, chất lượng kém.
Bên cạnh đó, bản thân chủ các cơ sở kinh doanh cũng có nhiều thiếu sót trong khâu tuyển chọn nhân viên. Nhiều cửa hàng đưa cả người có tiền án, tiền sự mới ra tù vào làm nhân viên bảo vệ. Chính nhóm đối tượng này đã cấu kết với người ngoài để tổ chức cướp.
Thượng tá Vũ Thế Hưng cho hay, qua việc tổng kết thực tiễn cho thấy, các đối tượng phạm tội thường gây án với thời điểm vắng vẻ như giữa trưa hoặc cuối giờ chiều. Khi gây án, thủ phạm thường đeo khẩu trang bịt mặt để giấu tung tích. Đặc biệt, các đối tượng này cũng thường xuyên sử dụng vũ khí như súng, dao kiếm, bình xịt hơi cay và sẵn sàng tấn công khi bị phát hiện.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Đại tá Nguyễn Đức Chung lại lo ngại vì thực tế “chưa thấy ở đâu như Việt Nam” khi các cửa hàng vàng bạc mở cửa đến tận 20 giờ. Theo đại tá Chung, ở nước ngoài, các cơ sở kinh doanh tương tự thường đóng cửa trước 18 giờ. Việc mở cửa muộn cũng chính là một sơ hở để tội phạm lợi dụng gây án.
Đại tá Chung cũng cảnh báo, tội phạm giờ không chỉ có người trong nước mà đã xuất hiện những người đến từ nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, ngân hàng cần thường xuyên nắm bắt những thủ đoạn mới phổ biến cho nhân viên của mình để có cách đối phó.
Trước đó, như Vietnam+ đã đưa tin, trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua cũng liên tiếp xảy ra những vụ cướp nhắm đến các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý. Trước tình hình này, công an thành phố Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức một cuộc diễn tập chống cướp tiệm vàng quy mô lớn vào ngày 15/10 tới đây./.
Sơn Bách (Vietnam+)