Các công ty của Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển sang dùng dầu

Các công ty Pháp đang chuyển đổi nồi hơi khí đốt sang sử dụng dầu, để tránh bị gián đoạn nếu nguồn cung khí đốt của Nga tiếp tục giảm, dẫn tới tình trạng mất điện.
Các công ty của Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển sang dùng dầu ảnh 1Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Các công ty tiêu thụ nhiều năng lượng của Pháp đang đẩy nhanh các kế hoạch dự phòng và chuyển đổi nồi hơi khí đốt sang sử dụng dầu, để tránh bị gián đoạn nếu nguồn cung khí đốt của Nga tiếp tục giảm, dẫn tới tình trạng mất điện.

Tại hội nghị kinh tế kinh doanh vào cuối tuần tại phía Nam nước Pháp, một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao cho biết đang chuẩn bị cho khả năng mất điện.

Ông Florent Menegaux, Giám đốc điều hành Michelin, một trong những nhà sản xuất lốp hàng đầu thế giới, cho biết công ty này đã chuyển đổi nồi hơi để có thể sử dụng khí đốt hoặc dầu mỏ, thậm chí là than nếu cần.

Mục tiêu là tránh phải đóng cửa nhà máy nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt, do dầu là một lựa chọn thay thế vẫn được đáp ứng, trong khi nguy cơ thiếu khí đốt ở châu Âu là có thể.

[Đức chuyến sang kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn]

Do mất vài ngày để khởi động sản xuất ở một nhà máy, điều quan trọng là phải duy trì nguồn cung năng lượng ổn định.

Trong tháng Sáu vừa qua, Nga đã giảm lượng khí đốt được vận chuyển qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, tuyến được chính vận chuyển khí đốt tới Tây Âu, xuống 40% công suất.

Ở châu Âu, các công ty đang sử dụng dầu mỏ thay thế khí đốt khi dành ưu tiên cho việc giải quyết thiệt hại của nền kinh tế do gián đoạn sản xuất và giá năng lượng tăng trước các mục tiêu dài hạn là chuyển sang nhiên liệu không khí thải.

Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire, đã nới với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham dự hội nghị rằng cần chuẩn bị cho tình huống Nga cắt nguồn cung khí đốt, khi đây là khả năng có thể xảy ra nhất trong thời điểm này.

Pháp, quốc gia phụ thuộc 70% vào điện hạt nhân cho nhu cầu điện, ít phụ thuộc trực tiếp vào khí đốt của Nga hơn nhiều so với nước láng giềng là Đức.

Tuy nhiên, tập đoàn điện lực quốc gia EDF đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu, khiến sức ép lên các công ty điện lực khác gia tăng./.

(TTXVN/ Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.