Việc đổ vốn vào hoạt động mua sắm máy bay mới vẫn tăng rất mạnh trong bối cảnh nhiều thể chế tài chính ở châu Á đang dần vươn lên thế chỗ châu Âu, theo thông báo của một lãnh đạo tập đoàn Airbus hôm 15/2.
Thomas Enders, giám đốc điều hành Airbus, nói rằng, các thể chế tài chính ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác đang tăng cường đổ vốn vào hoạt động mua bán máy bay mới.
Họ đã chiếm gần 20% các khoản vốn liên quan tới hoạt động bán máy bay của Airbus trong năm ngoái và Enders tin rằng con số này sẽ còn tăng cao, khi các ngân hàng châu Âu đang giảm bớt việc cho vay vì lo sợ trước cuộc khủng hoảng nợ.
"Điều quan trọng là các thể chế tài chính châu Á không chỉ làm việc với các hãng hàng không trong khu vực mà còn mở rộng hoạt động ra quy mô toàn cầu" - Enders nói trong một cuộc họp báo tại hội chợ hàng không Singapore Airshow - "Đây là tin tốt lành cho chúng tôi và đặc biệt tốt với các hãng hàng không".
Ông Enders nói rằng sự tham gia của châu Á sẽ giúp đảm bảo một nguồn cấp vốn đa dạng và ổn định cho ngành công nghiệp.
Theo Airbus, khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện chiếm một nửa số đơn đặt hàng trong số 1.600 máy bay công ty bán hồi năm 2011, tức khoảng 85 tỷ USD theo mức giá niêm yết hiện thời. Airbus cũng tin rằng châu Á-Thái Bình Dương sẽ nhận 9.370 máy bay mới trong 20 năm tới, trị giá 1.300 tỷ USD. Chúng sẽ chiếm 34% số máy bay mới hơn 100 chỗ ngồi đi vào hoạt động và sẽ đưa châu Á Thái Bình Dương vượt qua châu Âu, Bắc Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng hành khách của khu vực này cũng có thể đạt 5,9% trong 2 thập kỷ tớt, vượt qua mức trung bình toàn cầu là 4,8%.
"Chúng tôi đang bám rất chặt lấy khu vực này. Chúng tôi không điều chỉnh hưởng phát triển mà đang tập trung vào khu vực này nhiều hơn mà thôi" - Enders cho biết - "Nói một cách khác, hoạt động làm ăn của chúng tôi không phải đang tiến sang hướng Đông. Nó đã tới phương Đông và hiện đang ở châu Á rồi"./.
Thomas Enders, giám đốc điều hành Airbus, nói rằng, các thể chế tài chính ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác đang tăng cường đổ vốn vào hoạt động mua bán máy bay mới.
Họ đã chiếm gần 20% các khoản vốn liên quan tới hoạt động bán máy bay của Airbus trong năm ngoái và Enders tin rằng con số này sẽ còn tăng cao, khi các ngân hàng châu Âu đang giảm bớt việc cho vay vì lo sợ trước cuộc khủng hoảng nợ.
"Điều quan trọng là các thể chế tài chính châu Á không chỉ làm việc với các hãng hàng không trong khu vực mà còn mở rộng hoạt động ra quy mô toàn cầu" - Enders nói trong một cuộc họp báo tại hội chợ hàng không Singapore Airshow - "Đây là tin tốt lành cho chúng tôi và đặc biệt tốt với các hãng hàng không".
Ông Enders nói rằng sự tham gia của châu Á sẽ giúp đảm bảo một nguồn cấp vốn đa dạng và ổn định cho ngành công nghiệp.
Theo Airbus, khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện chiếm một nửa số đơn đặt hàng trong số 1.600 máy bay công ty bán hồi năm 2011, tức khoảng 85 tỷ USD theo mức giá niêm yết hiện thời. Airbus cũng tin rằng châu Á-Thái Bình Dương sẽ nhận 9.370 máy bay mới trong 20 năm tới, trị giá 1.300 tỷ USD. Chúng sẽ chiếm 34% số máy bay mới hơn 100 chỗ ngồi đi vào hoạt động và sẽ đưa châu Á Thái Bình Dương vượt qua châu Âu, Bắc Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng hành khách của khu vực này cũng có thể đạt 5,9% trong 2 thập kỷ tớt, vượt qua mức trung bình toàn cầu là 4,8%.
"Chúng tôi đang bám rất chặt lấy khu vực này. Chúng tôi không điều chỉnh hưởng phát triển mà đang tập trung vào khu vực này nhiều hơn mà thôi" - Enders cho biết - "Nói một cách khác, hoạt động làm ăn của chúng tôi không phải đang tiến sang hướng Đông. Nó đã tới phương Đông và hiện đang ở châu Á rồi"./.
Gia Bảo (Vietnam+)