Đánh giá về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) vừa kết thúc ở thủ đô Soul, Hàn Quốc, các nhà bình luận kinh tế quốc tế nhấn mạnh mặc dù vấn đề tranh chấp thương mại và tiền tệ luôn chi phối hội nghị, nhưng các nước đang phát triển đã giành được tiếng nói mạnh hơn tại bàn thương lượng quốc tế.
Các nhà bình luận trên cho biết, sự chuyển đổi quyền lực chính là điều đáng chú ý tại hội nghị và có lợi cho các nước đang phát triển.
Thông cáo chung của hội nghị nhấn mạnh, G-20 thỏa thuận thiết lập các chương trình nghị sự và các bước đi nhằm ngăn chặn sự phá giá tiền tệ mang tính cạnh tranh và phá hoại chứ không ấn định những mục tiêu cố định. Việc ấn định những tỷ giá cố định sẽ gây sức ép rất lớn đối với các nước đang phát triển.
Hội nghị cũng không thông qua đề nghị của Mỹ áp đặt mức trần thặng dư mậu dịch nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Thay vào đó, tại hội nghị, các nhà lãnh đạo G-20 thỏa thuận những nguyên tắc hướng dẫn, bao gồm các chỉ số xác định kịp thời những điểm mất cân bằng kinh tế lớn cần phải ngăn chặn và điều chỉnh.
Mặc dù thừa nhận tầm quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái là do thị trường quyết định và sự linh hoạt về tỷ giá phản ánh những nguyên tắc kinh tế cơ bản, nhưng Hội nghị G-20 không nêu rõ các cơ chế điều chỉnh tỷ giá mà chỉ cho rằng G-20, với sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sẽ đánh giá được sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu.
Giáo sư Kenzaburo Ikeda, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản thừa nhận động lực của Hội nghị thượng đỉnh G-20 được định hình trong bối cảnh các nền kinh tế các thành viên G-20 đóng vai trò đầu tàu đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, trong khi các cường quốc kinh tế truyền thống lún sâu vào suy thoái.
Hội nghị G-20 cũng cho thấy hình thức "mặc cả" mới hướng tới đáp ứng những yêu cầu của nhóm G-20 để đi đến thỏa thuận cuối cùng.
Ông nhấn mạnh vai trò của các nền kinh tế phát triển hiện nay là thực hiện những biện pháp dài hạn và hành động có trách nhiệm bằng việc thúc đẩy nền kinh tế của họ thông qua việc đầu tư nhiều hơn vào các nước đang phát triển.
Trên thực tế, các nước giàu hiện không còn đóng "vai trò độ lượng" mà lâu nay vẫn sử dụng để giao dịch với các nước đang phát triển nghèo hơn./.
Các nhà bình luận trên cho biết, sự chuyển đổi quyền lực chính là điều đáng chú ý tại hội nghị và có lợi cho các nước đang phát triển.
Thông cáo chung của hội nghị nhấn mạnh, G-20 thỏa thuận thiết lập các chương trình nghị sự và các bước đi nhằm ngăn chặn sự phá giá tiền tệ mang tính cạnh tranh và phá hoại chứ không ấn định những mục tiêu cố định. Việc ấn định những tỷ giá cố định sẽ gây sức ép rất lớn đối với các nước đang phát triển.
Hội nghị cũng không thông qua đề nghị của Mỹ áp đặt mức trần thặng dư mậu dịch nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Thay vào đó, tại hội nghị, các nhà lãnh đạo G-20 thỏa thuận những nguyên tắc hướng dẫn, bao gồm các chỉ số xác định kịp thời những điểm mất cân bằng kinh tế lớn cần phải ngăn chặn và điều chỉnh.
Mặc dù thừa nhận tầm quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái là do thị trường quyết định và sự linh hoạt về tỷ giá phản ánh những nguyên tắc kinh tế cơ bản, nhưng Hội nghị G-20 không nêu rõ các cơ chế điều chỉnh tỷ giá mà chỉ cho rằng G-20, với sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sẽ đánh giá được sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu.
Giáo sư Kenzaburo Ikeda, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản thừa nhận động lực của Hội nghị thượng đỉnh G-20 được định hình trong bối cảnh các nền kinh tế các thành viên G-20 đóng vai trò đầu tàu đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, trong khi các cường quốc kinh tế truyền thống lún sâu vào suy thoái.
Hội nghị G-20 cũng cho thấy hình thức "mặc cả" mới hướng tới đáp ứng những yêu cầu của nhóm G-20 để đi đến thỏa thuận cuối cùng.
Ông nhấn mạnh vai trò của các nền kinh tế phát triển hiện nay là thực hiện những biện pháp dài hạn và hành động có trách nhiệm bằng việc thúc đẩy nền kinh tế của họ thông qua việc đầu tư nhiều hơn vào các nước đang phát triển.
Trên thực tế, các nước giàu hiện không còn đóng "vai trò độ lượng" mà lâu nay vẫn sử dụng để giao dịch với các nước đang phát triển nghèo hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)