Ngày 2/12, giá rét và bão tuyết vẫn tiếp tục hoành hành ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt ở Trung và Bắc Âu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và hoạt động kinh tế của các nước.
Các nước ở Bắc Âu hầu như bị chìm ngập trong tuyết trắng. Nhiệt độ ở nhiều khu vực Trung và Đông Bắc Âu xuống tới âm 33 độ C.
Theo thống kê, cho đến nay đợt giá rét này đã làm 28 người chết, trong đó Ba Lan là nước chiếm số cao nhất (18 người).
Hàng chục chuyến bay trong nước và quốc tế tại các nước ở khu vực này phải hoãn nhiều giờ hoặc bị hủy bỏ, hàng nghìn trường học phải đóng cửa, nhiều tuyến giao thông đường bộ bị tê liệt do tuyết phủ dày.
Một loạt nước ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Bỉ... cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của đợt giá rét và bão tuyết dữ dội này.
Ngay tại Berlin (Đức), tuyết rơi phủ dày hơn 10cm trên đường, trong khi ở miền Đông Nam nước này có nơi tuyết phủ dày tới 40cm.
Tại vùng Normandy của Pháp, nhiều khu vực ngập trong tuyết dày 60cm. Đây là đợt tuyết rơi dữ dội nhất ở khu vực này trong hơn 40 năm qua.
Các hoạt động giao thông bị tê liệt do nhiều tuyến đường sắt, đường bộ bị tuyết phủ. Hàng trăm chuyến bay quốc tế và nội địa tại các sân, kể cả các sân bay quốc tế lớn ở Đức, Pháp bị hủy, ảnh hưởng đến hàng nghìn hành khách. Hoạt động trên tuyến đường sắt Eurostar giữa London, Paris và Brusselss cũng bị gián đoạn.
Nước Anh cũng tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề của đợt giá rét này. Tuyết rơi dày bao phủ nhiều nơi và nhiệt độ xuống dưới âm 20 độ C làm cho giao thông đường không, đường bộ và đường sắt bị tê liệt. Khoảng 7.000 trường học trên khắp nước này phải đóng cửa ngày 2/12.
Nhiệt độ tại sân bay Gatwick, sân bay lớn thứ hai ở Anh xuống dưới âm 10 độ C, làm sân bay này phải tiếp tục đóng cửa đến 6 giờ sáng ngày 3/12 (tức 1 giờ chiều Hà Nội) sau khi đã phải đóng cửa từ hai ngày qua.
Hơn 100 nhân viên dọn tuyết làm việc suốt 24/24 giờ với hy vọng có thể đưa sân bay sớm hoạt động trở lại.
Hai sân bay Edinburgh và Southampton cũng vẫn phải ngừng hoạt động. Trong khi đó, sân bay Heathrow, sân bay lớn nhất nước Anh và là một trong những sân bay lớn ở châu Âu, đã phải hủy hơn 200 chuyến bay do một số sân bay nội địa và ở châu Âu bị đóng cửa.
Nhiều chuyến tàu hỏa phải hủy hoặc bị trễ giờ. Theo Hiệp hội các công ty tàu hỏa, cứ 10 tuyến tàu thì có ba tuyến phải hủy trên khắp cả nước và chỉ có 60% các chuyến chạy đúng giờ.
Nhiều lái xe tải bị tắc nghẽn do tuyết đóng dày trên đường các tuyến giao thông đường bộ. Đây được coi là đợt giá rét khắc nghiệt nhất ở Anh kể từ năm 1965.
Theo các chuyên gia, thời tiết khắc nghiệt như vậy có thể khiến kinh tế Anh thiệt hại tới 1,2 tỷ bảng (1,9 tỷ USD) mỗi ngày.
Trong khi đó, các nước khu vực Balkan như Bosnia and Herzegovina, Serbia, Montenegro đang phải tổ chức sơ tán hàng nghìn người sau khi mưa lớn gây đợt lũ lụt được coi là tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ qua ở khu vực này.
Tại Albania, lũ lụt trầm trọng ở miền Đông Bắc cũng buộc hàng nghìn người phải sơ tán. Một số địa phương tại đây đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do lũ lụt./.
Các nước ở Bắc Âu hầu như bị chìm ngập trong tuyết trắng. Nhiệt độ ở nhiều khu vực Trung và Đông Bắc Âu xuống tới âm 33 độ C.
Theo thống kê, cho đến nay đợt giá rét này đã làm 28 người chết, trong đó Ba Lan là nước chiếm số cao nhất (18 người).
Hàng chục chuyến bay trong nước và quốc tế tại các nước ở khu vực này phải hoãn nhiều giờ hoặc bị hủy bỏ, hàng nghìn trường học phải đóng cửa, nhiều tuyến giao thông đường bộ bị tê liệt do tuyết phủ dày.
Một loạt nước ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Bỉ... cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của đợt giá rét và bão tuyết dữ dội này.
Ngay tại Berlin (Đức), tuyết rơi phủ dày hơn 10cm trên đường, trong khi ở miền Đông Nam nước này có nơi tuyết phủ dày tới 40cm.
Tại vùng Normandy của Pháp, nhiều khu vực ngập trong tuyết dày 60cm. Đây là đợt tuyết rơi dữ dội nhất ở khu vực này trong hơn 40 năm qua.
Các hoạt động giao thông bị tê liệt do nhiều tuyến đường sắt, đường bộ bị tuyết phủ. Hàng trăm chuyến bay quốc tế và nội địa tại các sân, kể cả các sân bay quốc tế lớn ở Đức, Pháp bị hủy, ảnh hưởng đến hàng nghìn hành khách. Hoạt động trên tuyến đường sắt Eurostar giữa London, Paris và Brusselss cũng bị gián đoạn.
Nước Anh cũng tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề của đợt giá rét này. Tuyết rơi dày bao phủ nhiều nơi và nhiệt độ xuống dưới âm 20 độ C làm cho giao thông đường không, đường bộ và đường sắt bị tê liệt. Khoảng 7.000 trường học trên khắp nước này phải đóng cửa ngày 2/12.
Nhiệt độ tại sân bay Gatwick, sân bay lớn thứ hai ở Anh xuống dưới âm 10 độ C, làm sân bay này phải tiếp tục đóng cửa đến 6 giờ sáng ngày 3/12 (tức 1 giờ chiều Hà Nội) sau khi đã phải đóng cửa từ hai ngày qua.
Hơn 100 nhân viên dọn tuyết làm việc suốt 24/24 giờ với hy vọng có thể đưa sân bay sớm hoạt động trở lại.
Hai sân bay Edinburgh và Southampton cũng vẫn phải ngừng hoạt động. Trong khi đó, sân bay Heathrow, sân bay lớn nhất nước Anh và là một trong những sân bay lớn ở châu Âu, đã phải hủy hơn 200 chuyến bay do một số sân bay nội địa và ở châu Âu bị đóng cửa.
Nhiều chuyến tàu hỏa phải hủy hoặc bị trễ giờ. Theo Hiệp hội các công ty tàu hỏa, cứ 10 tuyến tàu thì có ba tuyến phải hủy trên khắp cả nước và chỉ có 60% các chuyến chạy đúng giờ.
Nhiều lái xe tải bị tắc nghẽn do tuyết đóng dày trên đường các tuyến giao thông đường bộ. Đây được coi là đợt giá rét khắc nghiệt nhất ở Anh kể từ năm 1965.
Theo các chuyên gia, thời tiết khắc nghiệt như vậy có thể khiến kinh tế Anh thiệt hại tới 1,2 tỷ bảng (1,9 tỷ USD) mỗi ngày.
Trong khi đó, các nước khu vực Balkan như Bosnia and Herzegovina, Serbia, Montenegro đang phải tổ chức sơ tán hàng nghìn người sau khi mưa lớn gây đợt lũ lụt được coi là tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ qua ở khu vực này.
Tại Albania, lũ lụt trầm trọng ở miền Đông Bắc cũng buộc hàng nghìn người phải sơ tán. Một số địa phương tại đây đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do lũ lụt./.
(TTXVN/Vietnam+)