Với thông tin tích cực từ Hy Lạp, sắc xanh ngập tràn các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 30/6.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 của thị trường chứng khoán Tokyo tăng 18,83 điểm (0,19%) lên 9.816,09 điểm, mức cao nhất trong 7 tuần qua và dẫn đầu là cổ phiếu của các ngân hàng, trong bối cảnh đồng euro mạnh lên so với đồng yên, sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng."
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định nhiều nhà đầu tư hiện nay vẫn đang lo sợ về nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ và khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.
Thêm vào đó, các nhà giao dịch còn giữ tâm lý thận trọng trước cuộc điều tra hàng quý về lòng tin doanh nghiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng như các số liệu về lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc và Mỹ.
Theo Yumi Nishimura, nhà phân tích thị trường cao cấp của hãng Daiwa Securities, trong 2 ngày vừa qua, thị trường chứng khoán Nhật Bản đang đi lên một cách nhanh chóng, song tình hình này có thể đảo chiều nếu các số liệu về kinh tế Mỹ tồi tệ hơn dự kiến.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B, tăng 33,59 điểm (1,23%) lên 2.762,08 điểm. Nhờ đà đi lên của chứng khoán Đại lục, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong cũng tăng 336,92 điểm (1,53%) lên 22.398,10 điểm, trong bối cảnh các nhà giao dịch đặt kỳ vọng chứng khoán Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng điểm, với sự trợ giúp từ báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul tăng 6,27 điểm (0,3%) lên 2.100,69 điểm; còn tại Ôxtrâylia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Xítni tăng 78,5 điểm (1,73%) lên 4.608 điểm.
Đêm trước, tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 72,73 điểm (0,6%) lên 12.261,42 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 10,74 điểm (0,83%) lên 1.307,41 điểm, sau khi Hy Lạp thông qua kế hoạch chi tiêu khắc khổ.
Ngày 29/6, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" với tỷ lệ bỏ phiếu 155/300. Thắng lợi này mở đường cho Thủ tướng Papandreou triển khai các biện pháp cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm tiết kiệm 28,4 tỷ euro và tư nhân hóa một số tài sản quốc gia nhằm thu về 50 tỷ euro từ nay đến năm 2015.
Trong phiên 29/6, cổ phiếu của Ngân hàng Mỹ (BoA) tăng 3%, sau khi ngân hàng này thông báo sẽ trả 8,5 tỷ cho một nhóm gồm 22 tổ chức đầu tư tư nhân lớn đã đầu tư vào chứng khoán "chất lượng kém" hoặc những khoản vay bất động sản dưới chuẩn từ Countrywide.
Đây là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử mà một công ty dịch vụ tài chính Mỹ phải bồi thường kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ trên thị trường đối với sản phẩm đầu tư phức tạp, thường là những khoản thế chấp rủi ro cao./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 của thị trường chứng khoán Tokyo tăng 18,83 điểm (0,19%) lên 9.816,09 điểm, mức cao nhất trong 7 tuần qua và dẫn đầu là cổ phiếu của các ngân hàng, trong bối cảnh đồng euro mạnh lên so với đồng yên, sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng."
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định nhiều nhà đầu tư hiện nay vẫn đang lo sợ về nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ và khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.
Thêm vào đó, các nhà giao dịch còn giữ tâm lý thận trọng trước cuộc điều tra hàng quý về lòng tin doanh nghiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng như các số liệu về lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc và Mỹ.
Theo Yumi Nishimura, nhà phân tích thị trường cao cấp của hãng Daiwa Securities, trong 2 ngày vừa qua, thị trường chứng khoán Nhật Bản đang đi lên một cách nhanh chóng, song tình hình này có thể đảo chiều nếu các số liệu về kinh tế Mỹ tồi tệ hơn dự kiến.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B, tăng 33,59 điểm (1,23%) lên 2.762,08 điểm. Nhờ đà đi lên của chứng khoán Đại lục, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong cũng tăng 336,92 điểm (1,53%) lên 22.398,10 điểm, trong bối cảnh các nhà giao dịch đặt kỳ vọng chứng khoán Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng điểm, với sự trợ giúp từ báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul tăng 6,27 điểm (0,3%) lên 2.100,69 điểm; còn tại Ôxtrâylia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Xítni tăng 78,5 điểm (1,73%) lên 4.608 điểm.
Đêm trước, tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 72,73 điểm (0,6%) lên 12.261,42 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 10,74 điểm (0,83%) lên 1.307,41 điểm, sau khi Hy Lạp thông qua kế hoạch chi tiêu khắc khổ.
Ngày 29/6, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" với tỷ lệ bỏ phiếu 155/300. Thắng lợi này mở đường cho Thủ tướng Papandreou triển khai các biện pháp cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm tiết kiệm 28,4 tỷ euro và tư nhân hóa một số tài sản quốc gia nhằm thu về 50 tỷ euro từ nay đến năm 2015.
Trong phiên 29/6, cổ phiếu của Ngân hàng Mỹ (BoA) tăng 3%, sau khi ngân hàng này thông báo sẽ trả 8,5 tỷ cho một nhóm gồm 22 tổ chức đầu tư tư nhân lớn đã đầu tư vào chứng khoán "chất lượng kém" hoặc những khoản vay bất động sản dưới chuẩn từ Countrywide.
Đây là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử mà một công ty dịch vụ tài chính Mỹ phải bồi thường kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ trên thị trường đối với sản phẩm đầu tư phức tạp, thường là những khoản thế chấp rủi ro cao./.
Trà Mý (TTXVN/Vietnam+)