Theo Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an), hiện nay tình trạng lái xe vi phạm uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép vẫn còn rất nhiều, trong đó có nguyên nhân quan trọng là chế tài chưa đủ mạnh, vẫn chỉ là phạt hành chính nên chưa thực sự có tính răn đe, giáo dục đối với lái xe.
“Cần có văn bản quy vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện là vi phạm pháp luật hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản hợp pháp của công dân,” Đại tá Tuấn đề xuất.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ uống rượu, bia” vào ngày hôm nay, (15/11).
Đồng tình với quan điểm trên, ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia (Bộ Tư pháp) cho rằng, cần tăng chế tài xử phạt hành chính, tước giấy phép lái xe, giữ phương tiện theo hướng nghiêm khắc hơn, chú ý áp dụng đồng bộ chế tài phạt chính, bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.
Ông Sơn cũng đưa ra giải pháp xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm uống rượu bia nên kết hợp chặt chẽ xử lý hành sự, hành chính với trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp người vi phạm là cán bộ công chức.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Vụ trưởng Vụ An toàn Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn bởi người lái xe thường phản ứng chậm, buồn ngủ, thiếu tập trung. Người sử dụng rượu bia có thể phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường rất dễ gây tai nạn…
Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cũng thừa nhận, thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam rất đáng lo ngại. Việt Nam sản xuất gần 350 triệu lít rượu và 2,5 tỷ lít bia mỗi năm. Như vậy, bình quân hiện nay mỗi người uống 29 lít mỗi năm, trong khi năm 2006 bình quân mỗi người uống 18 lít.
“Theo các tính toán, chi phí của xã hội chi trả cho những tác hại do rượu, bia gây ra lớn gấp hai lần chi phí đóng góp của ngành đồ uống có cồn cho ngân sách nhà nước,” ông Tiên cho hay.
Ông Tiên cho rằng, các chính sách hạn chế sử dụng rượu bia thời gian qua chưa có nhiều. Do vậy, cần tăng thuế rượu bia và cấm quảng cáo tài trợ dưới mọi hình thức, tiến tới xây dựng Luật phòng chống lạm dụng rượu, bia.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng, kiêm Ủy viên Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhấn mạnh: “Hàng năm, ngân sách nhà nước và chi phí của nhân dân cho việc khắc phục hậu quả do lạm dụng rượu, bia và điều khiển phương tiện giao thông là một khoản tiền không nhỏ, thậm chí vượt xa kinh phí đóng góp từ ngành đồ uống có cồn.”
Thứ trưởng Hùng đưa ra kết luận: “Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt để giảm số vụ tai nạn do liên quan đến rượu bia./.
“Cần có văn bản quy vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện là vi phạm pháp luật hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản hợp pháp của công dân,” Đại tá Tuấn đề xuất.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ uống rượu, bia” vào ngày hôm nay, (15/11).
Đồng tình với quan điểm trên, ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia (Bộ Tư pháp) cho rằng, cần tăng chế tài xử phạt hành chính, tước giấy phép lái xe, giữ phương tiện theo hướng nghiêm khắc hơn, chú ý áp dụng đồng bộ chế tài phạt chính, bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.
Ông Sơn cũng đưa ra giải pháp xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm uống rượu bia nên kết hợp chặt chẽ xử lý hành sự, hành chính với trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp người vi phạm là cán bộ công chức.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Vụ trưởng Vụ An toàn Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn bởi người lái xe thường phản ứng chậm, buồn ngủ, thiếu tập trung. Người sử dụng rượu bia có thể phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường rất dễ gây tai nạn…
Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cũng thừa nhận, thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam rất đáng lo ngại. Việt Nam sản xuất gần 350 triệu lít rượu và 2,5 tỷ lít bia mỗi năm. Như vậy, bình quân hiện nay mỗi người uống 29 lít mỗi năm, trong khi năm 2006 bình quân mỗi người uống 18 lít.
“Theo các tính toán, chi phí của xã hội chi trả cho những tác hại do rượu, bia gây ra lớn gấp hai lần chi phí đóng góp của ngành đồ uống có cồn cho ngân sách nhà nước,” ông Tiên cho hay.
Ông Tiên cho rằng, các chính sách hạn chế sử dụng rượu bia thời gian qua chưa có nhiều. Do vậy, cần tăng thuế rượu bia và cấm quảng cáo tài trợ dưới mọi hình thức, tiến tới xây dựng Luật phòng chống lạm dụng rượu, bia.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng, kiêm Ủy viên Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhấn mạnh: “Hàng năm, ngân sách nhà nước và chi phí của nhân dân cho việc khắc phục hậu quả do lạm dụng rượu, bia và điều khiển phương tiện giao thông là một khoản tiền không nhỏ, thậm chí vượt xa kinh phí đóng góp từ ngành đồ uống có cồn.”
Thứ trưởng Hùng đưa ra kết luận: “Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt để giảm số vụ tai nạn do liên quan đến rượu bia./.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong thời gian qua có 40% vụ tai nạn giao thông do chủ phương tiện uống rượu, bia và 11% số người chết vì tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2011, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 24.600 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. Chỉ tính riêng tháng 9/2011 (Thán An toàn giao thông quốc gia năm 2011), lực lượng chức năng đã xử lý hơn 12.100 trường hợp lái xe vi phạm về nồng độ cồn. |
Việt Hùng (Vietnam+)