Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo về xây dựng Chiến lược Công nghệ sạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2012 đối với gần 500 doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành dệt may, da giày, giấy, thiết bị điện, hóa chất, khai thác và chế biến than, nhiệt điện..., hầu hết các ngành đều có quy hoạch với định hướng đẩy mạnh áp dụng và đổi mới sản xuất theo công nghệ sạch, nhưng thực tế việc thực hiện còn hạn chế và chưa đa dạng.
Trong Dự thảo Chiến lược Công nghệ sạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu chính là tăng cường ý thức cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội về công nghệ sạch.
Đến năm 2020, các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ sạch đạt ít nhất là 50% khi cải tạo, mở rộng sản xuất hoặc thay đổi công nghệ; 100% số cơ sở sử dụng công nghệ sạch khi đầu tư mới; 50% sản phẩm của các ngành sản xuất công nghiệp là sản phẩm công nghệ sạch. Tỷ lệ tương ứng với các mục tiêu trên đến năm 2030 lần lượt là 80%, 100% và 70%.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng nhất trí việc phát triển và sử dụng công nghệ sạch cần tập trung ưu tiên đối với những công nghệ có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Các cơ sở sản xuất cần chú trọng tới đầu tư quy trình sản xuất sạch bởi yêu cầu từ các nước nhập khẩu đối với sản phẩm sạch là rất cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, vẫn còn nhiều vấn đề trong Chiến lược Công nghệ sạch mà các đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các quy chuẩn, dịch vụ và lộ trình công nghệ sạch phù hợp. Cùng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại, việc có các giải pháp để kiểm soát các nhóm đầu tư công nghệ, nhằm giải quyết đối với các công nghệ cũ theo lộ trình đến năm 2020 cũng rất cần thiết./.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2012 đối với gần 500 doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành dệt may, da giày, giấy, thiết bị điện, hóa chất, khai thác và chế biến than, nhiệt điện..., hầu hết các ngành đều có quy hoạch với định hướng đẩy mạnh áp dụng và đổi mới sản xuất theo công nghệ sạch, nhưng thực tế việc thực hiện còn hạn chế và chưa đa dạng.
Trong Dự thảo Chiến lược Công nghệ sạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu chính là tăng cường ý thức cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội về công nghệ sạch.
Đến năm 2020, các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ sạch đạt ít nhất là 50% khi cải tạo, mở rộng sản xuất hoặc thay đổi công nghệ; 100% số cơ sở sử dụng công nghệ sạch khi đầu tư mới; 50% sản phẩm của các ngành sản xuất công nghiệp là sản phẩm công nghệ sạch. Tỷ lệ tương ứng với các mục tiêu trên đến năm 2030 lần lượt là 80%, 100% và 70%.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng nhất trí việc phát triển và sử dụng công nghệ sạch cần tập trung ưu tiên đối với những công nghệ có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Các cơ sở sản xuất cần chú trọng tới đầu tư quy trình sản xuất sạch bởi yêu cầu từ các nước nhập khẩu đối với sản phẩm sạch là rất cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, vẫn còn nhiều vấn đề trong Chiến lược Công nghệ sạch mà các đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các quy chuẩn, dịch vụ và lộ trình công nghệ sạch phù hợp. Cùng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại, việc có các giải pháp để kiểm soát các nhóm đầu tư công nghệ, nhằm giải quyết đối với các công nghệ cũ theo lộ trình đến năm 2020 cũng rất cần thiết./.
Hoàng Tùng (TTXVN)