Để nhanh chóng lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý bảo vệ rừng, Hộinghị đã thống nhất đề ra các biện pháp về thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm quảnlý Nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp; duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quảcủa Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Các địa phương cũng cần huy động tốt hơn các lực lượng công an, quân độiphối hợp với kiểm lâm kiên quyết đấu tranh, ngăn chăn tình trạng phá rừng, tậptrung giải quyết dứt điểm các điểm nóng về phá rừng, thu hồi đất lâm nghiệp bịlấn chiếm trái pháp luật để trồng lại rừng.
Các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ kiểm tra lại diện tích rừng hiện có,rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,đất lâm nghiệp, đồng thời, kiên quyết thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệpthuộc các dự án vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng dự án được phê duyệt, xửlý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương cải tạo, chuyển đổi rừngnghèo để trục lợi.
Các diện tích rừng, đất lâm nghiệp do các lâm trường, công ty lâm nghiệpđang quản lý, sử dụng cũng cần được đánh giá hiệu quả sử dụng. Tạm dừng cho phépkhảo sát, phê duyệt các dự án mới đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệptrên đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên đến khi hoàn thành rà soát, đánh giá hiệuquả thực hiện các dự án trên địa bàn.
Đối với diện tích rừng, đất lâm nghiệp do Ủy ban Nhân dân cấp xã đang quảnlý phải khẩn trương rà soát để tổ chức giao, cho thuê cho các tổ chức, hộ giađình, cá nhân, cộng đồng theo quy định của pháp luật...
Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 5 năm qua (2006-2010), diện tích rừng cáctỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ liên tục bị suy giảm, với tổng diện tích 158.000ha, chiếm 31,6% diện tích mất rừng bị giảm trong toàn quốc, bình quân mỗi nămgiảm 31.698ha, trong đó, Tây Nguyên bình quân giảm 20.513 ha/năm.
Diện tích rừng tự nhiên bị giảm này chủ yếu là do thực hiện các dự ánchuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác trắng rừng trồng theo kế hoạch, rừng bịchặt phá trái pháp luật... Đặc biệt, tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý bảovệ rừng và quản lý lâm sản đang có chiều hướng gia tăng.
Trong 9 tháng năm nay, các tỉnh Tây Nguyên, miền Đồng Nam bộ đã phát hiệntrên 8.900 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, chiếm39,6% so với toàn quốc.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến kháphức tạp. 9 tháng, trên địa bàn này đã xảy ra 19 vụ chống người thi hành công vụlàm 12 công chức bị thương, nhiều tài sản bi phá hủy, gây mất an ninh, trật tựtrên địa bàn, diễn ra nhiều nhất ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Vườn quốc gia YokĐôn, Cát Tiên.
Hội nghị đánh giá nguyên nhân của tình trạng trên là do các cấp chínhquyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lýbảo vệ rừng, thiếu kiên quyết chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng thườngxuyên, đồng bộ, chủ yếu là giao cho lực lượng kiểm lâm, chủ rừng.
Trong khi đó, các chủ rừng, Ủy ban Nhân dân xã được Nhà nước giao quản lýrừng nhưng không đủ điều kiện (nhân lực và tài chính) để tổ chức bảo vệ, dẫn đếnrừng bị phá, lấn chiếm trái pháp luật.
Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ quản lý các cơ sở chế biến gỗ, các tụđiểm mua, bán gỗ còn kém hiệu quả.
Trong vài năm gần đây, các tỉnh này được chophép khảo sát, cấp phép thực hiện nhiều dự án chuyển rừng, trong khi chưa làmtốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Chính phủ và địa phương dẫnđền mâu thuẫn giữa người dân địa phương với chủ dự án, tạo áp lực lớn đến côngtác bảo vệ rừng.../.