Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này từ 1% lên 1,2% trong năm 2013 trước những dấu hiệu cho thấy niềm tin kinh doanh ngày càng được củng cố.
Thêm vào đó, kết quả tích cực trong các ngành chủ chốt như dịch vụ, xây dựng và chế tạo... càng làm gia tăng hy vọng về sự phục hồi kinh tế sau khi đạt mức tăng trưởng 0,6% trong quý 2 vừa qua.
Báo cáo cập nhật của CBI - tổ chức đại diện cho 240.000 doanh nghiệp ở Đảo quốc Sương mù cho biết CBI cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm 2014 từ 2% lên 2,3%, với dự báo thu nhập của người dân được cải thiện, vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh và nhà đất tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, CBI cũng cảnh báo mục tiêu tái cân bằng nền kinh tế từ chi tiêu tiêu dùng sang đầu tư và thương mại sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán trước đây và sự phục hồi kinh tế hiện nay là chưa bền vững.
Tổng Giám đốc CBI John Cridland cho rằng kinh tế Anh đã bắt đầu được tiếp thêm đà tăng trưởng, song đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Theo ông, sự phục hồi kinh tế của nước này chỉ thực sự bền vững sau khi quá trình tái cân bằng nền kinh tế được hoàn thành với các hoạt động đầu tư và thương mại mạnh mẽ hơn và điều này có thể bắt đầu từ năm tới khi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng trưởng bền vững trở lại.
CBI nâng dự báo tăng trưởng của Anh sau khi Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) tuyên bố Eurozone - đối tác thương mại lớn nhất của Anh - đã thoát khỏi suy thoái, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 2/2013. Eurostat cho rằng sự cải thiện của Eurozone cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Anh, do đó đóng góp vào tăng trưởng của nước này.
Mặc dù vậy, Giám đốc kinh tế của CBI Stephen Gifford cho rằng trong khi nguồn vốn đầu tư và mậu dịch của Anh được dự báo là sẽ tăng chậm, nước này vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là các rủi ro từ Eurozone và môi trường pháp lý tài chính mới.
Ngoài ra, các thị trường mới nổi hiện đang gặp phải các thách thức về cơ cấu, trong đó nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc - đang tái cân bằng theo hướng chú trọng hơn đến tiêu dùng trong nước và điều này sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu./.
Thêm vào đó, kết quả tích cực trong các ngành chủ chốt như dịch vụ, xây dựng và chế tạo... càng làm gia tăng hy vọng về sự phục hồi kinh tế sau khi đạt mức tăng trưởng 0,6% trong quý 2 vừa qua.
Báo cáo cập nhật của CBI - tổ chức đại diện cho 240.000 doanh nghiệp ở Đảo quốc Sương mù cho biết CBI cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm 2014 từ 2% lên 2,3%, với dự báo thu nhập của người dân được cải thiện, vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh và nhà đất tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, CBI cũng cảnh báo mục tiêu tái cân bằng nền kinh tế từ chi tiêu tiêu dùng sang đầu tư và thương mại sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán trước đây và sự phục hồi kinh tế hiện nay là chưa bền vững.
Tổng Giám đốc CBI John Cridland cho rằng kinh tế Anh đã bắt đầu được tiếp thêm đà tăng trưởng, song đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Theo ông, sự phục hồi kinh tế của nước này chỉ thực sự bền vững sau khi quá trình tái cân bằng nền kinh tế được hoàn thành với các hoạt động đầu tư và thương mại mạnh mẽ hơn và điều này có thể bắt đầu từ năm tới khi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng trưởng bền vững trở lại.
CBI nâng dự báo tăng trưởng của Anh sau khi Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) tuyên bố Eurozone - đối tác thương mại lớn nhất của Anh - đã thoát khỏi suy thoái, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 2/2013. Eurostat cho rằng sự cải thiện của Eurozone cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Anh, do đó đóng góp vào tăng trưởng của nước này.
Mặc dù vậy, Giám đốc kinh tế của CBI Stephen Gifford cho rằng trong khi nguồn vốn đầu tư và mậu dịch của Anh được dự báo là sẽ tăng chậm, nước này vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là các rủi ro từ Eurozone và môi trường pháp lý tài chính mới.
Ngoài ra, các thị trường mới nổi hiện đang gặp phải các thách thức về cơ cấu, trong đó nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc - đang tái cân bằng theo hướng chú trọng hơn đến tiêu dùng trong nước và điều này sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN)