Hiện nay, nguồn nước ngầm tại các khu đông dân cư sinh sống như thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, những vùng phát triển trồng cây công nghiệp tập trung ở các huyện Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Păk, Krông Buk của tỉnh Đắk Lắk bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.
Nguồn nước ở địa bàn gần Cụm công nghiệp Tân An (thành phố Buôn Ma Thuột) cũng bị ô nhiễm từ chất thải công nghiệp.
Kết quả này có được sau quá trình tìm kiếm thăm dò nước, đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất do Đoàn điều tra quy hoạch tài nguyên nước 704 (thuộc Liên đoàn Điều tra quy hoạch tài nguyên nước miền Trung) thực hiện.
Đoàn đã lấy các mẫu nước ngầm tại các giếng đào, giếng khoan trong các địa bàn để phân tích hóa, đánh giá các thành phần trong mẫu, trong đó, phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượng, asen có trong nước ngầm, sự ô nhiễm của nguồn nước do nhiều tác động.
Đoàn đã xác định được nguồn nước ngầm đang chịu sự tác động của ngoại cảnh, trong đó có sự tác động của con người.
Đoàn 704 đã đề xuất ý kiến về việc quản lý và khai thác nước ngầm hợp lý nhằm bảo đảm sự cân bằng nước, trong đó, phải ngăn chặn việc khoan giếng lấy nước tưới cà hê tràn lan gây sụt giảm và gây ô nhiễm nguồn nước. Các đơn vị, cá nhân khoan giếng khai thác nước ngầm phải tuân thủ việc bảo vệ môi trường và xử lý tốt miệng các lỗ khoan để vào mùa mưa không cho nước mặt theo lỗ khoan đi vào lòng đất gây ô nhiễm.
Ngoài ra, đoàn 704 cũng đề xuất việc quy hoạch và xây dựng hồ chứa nước mưa với trữ lượng lớn, đồng thời thực hiện các lỗ khoan sâu dẫn nước vào lòng đất để bổ sung cho lượng nước ngầm đã khai thác./.
Nguồn nước ở địa bàn gần Cụm công nghiệp Tân An (thành phố Buôn Ma Thuột) cũng bị ô nhiễm từ chất thải công nghiệp.
Kết quả này có được sau quá trình tìm kiếm thăm dò nước, đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất do Đoàn điều tra quy hoạch tài nguyên nước 704 (thuộc Liên đoàn Điều tra quy hoạch tài nguyên nước miền Trung) thực hiện.
Đoàn đã lấy các mẫu nước ngầm tại các giếng đào, giếng khoan trong các địa bàn để phân tích hóa, đánh giá các thành phần trong mẫu, trong đó, phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượng, asen có trong nước ngầm, sự ô nhiễm của nguồn nước do nhiều tác động.
Đoàn đã xác định được nguồn nước ngầm đang chịu sự tác động của ngoại cảnh, trong đó có sự tác động của con người.
Đoàn 704 đã đề xuất ý kiến về việc quản lý và khai thác nước ngầm hợp lý nhằm bảo đảm sự cân bằng nước, trong đó, phải ngăn chặn việc khoan giếng lấy nước tưới cà hê tràn lan gây sụt giảm và gây ô nhiễm nguồn nước. Các đơn vị, cá nhân khoan giếng khai thác nước ngầm phải tuân thủ việc bảo vệ môi trường và xử lý tốt miệng các lỗ khoan để vào mùa mưa không cho nước mặt theo lỗ khoan đi vào lòng đất gây ô nhiễm.
Ngoài ra, đoàn 704 cũng đề xuất việc quy hoạch và xây dựng hồ chứa nước mưa với trữ lượng lớn, đồng thời thực hiện các lỗ khoan sâu dẫn nước vào lòng đất để bổ sung cho lượng nước ngầm đã khai thác./.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)