Ngày 1/5, tiến sĩ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) khẳng định hợp tác khu vực và quan hệ đối tác giữa khu vực kinh tế công và tư có thể giúp khu vực này thực hiện thành công lộ trình phát triển nền kinh tế ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Phát biểu kết thúc Diễn đàn kinh doanh châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Côn Minh (Trung Quốc), bà Heyzer cho rằng phát triển nền kinh tế ít khí thải đòi hỏi phải thay đổi căn bản cách thức sản xuất và sử dụng năng lượng nhưng cũng sẽ mở ra một thị trường tiềm năng lên tới 9.000 tỷ USD vào năm 2030 chỉ riêng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, thị trường này chỉ có thể phát triển trên cơ sở hợp tác giữa khu vực kinh tế công và khu vực kinh tế tư nhân để tận dụng các cơ hội kinh doanh khổng lồ các hàng hóa và dịch vụ ít khí thải. Chống biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhưng cũng mở ra các cơ hội để khu vực châu Á-Thái Bình Dương vừa tăng trưởng kinh tế vừa phát triển bền vững dài hạn.
Tiến sĩ Heyzer nhấn mạnh, về lâu dài, tăng cường đối thoại khu vực và hợp tác giữa các đối tác đa dạng có tầm quan trọng sống còn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ít khí thải.
Diễn đàn kinh doanh châu Á-Thái Bình Dương do UNESCAP chủ trì đã thu hút 230 đại diện các chính phủ và giới kinh doanh trong khu vực và quốc tế.
Các đại biểu tham dự diễn đàn đã ủng hộ các nỗ lực phát triển cơ chế hợp tác khu vực về giám sát và cảnh báo sớm hạn hán để giúp các nước trong khu vực tăng cường năng lực hành động chống thảm họa thông qua chia sẻ các công nghệ và dịch vụ thích hợp cũng như các nguồn thông tin trên cơ sở đa phương.
Diễn đàn cũng nhất trí cho rằng một mạng lưới kinh doanh “xanh” rộng toàn khu vực có thể giúp giới kinh doanh châu Á-Thái Bình Dương có tiếng nói trọng lượng hơn trong các vấn đề kinh tế, xã hội và sinh thái toàn cầu./.
Phát biểu kết thúc Diễn đàn kinh doanh châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Côn Minh (Trung Quốc), bà Heyzer cho rằng phát triển nền kinh tế ít khí thải đòi hỏi phải thay đổi căn bản cách thức sản xuất và sử dụng năng lượng nhưng cũng sẽ mở ra một thị trường tiềm năng lên tới 9.000 tỷ USD vào năm 2030 chỉ riêng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, thị trường này chỉ có thể phát triển trên cơ sở hợp tác giữa khu vực kinh tế công và khu vực kinh tế tư nhân để tận dụng các cơ hội kinh doanh khổng lồ các hàng hóa và dịch vụ ít khí thải. Chống biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhưng cũng mở ra các cơ hội để khu vực châu Á-Thái Bình Dương vừa tăng trưởng kinh tế vừa phát triển bền vững dài hạn.
Tiến sĩ Heyzer nhấn mạnh, về lâu dài, tăng cường đối thoại khu vực và hợp tác giữa các đối tác đa dạng có tầm quan trọng sống còn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ít khí thải.
Diễn đàn kinh doanh châu Á-Thái Bình Dương do UNESCAP chủ trì đã thu hút 230 đại diện các chính phủ và giới kinh doanh trong khu vực và quốc tế.
Các đại biểu tham dự diễn đàn đã ủng hộ các nỗ lực phát triển cơ chế hợp tác khu vực về giám sát và cảnh báo sớm hạn hán để giúp các nước trong khu vực tăng cường năng lực hành động chống thảm họa thông qua chia sẻ các công nghệ và dịch vụ thích hợp cũng như các nguồn thông tin trên cơ sở đa phương.
Diễn đàn cũng nhất trí cho rằng một mạng lưới kinh doanh “xanh” rộng toàn khu vực có thể giúp giới kinh doanh châu Á-Thái Bình Dương có tiếng nói trọng lượng hơn trong các vấn đề kinh tế, xã hội và sinh thái toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)