Tại cuộc họp báo đầu năm ngày 2/1, Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (PBS) công bố chỉ số lạm phát năm 2012 của quốc gia “vạn đảo” tiếp tục ở mức thấp 4,3%.
Trước đó, Bộ Tài chính Indonesia tính toán rằng lạm phát năm 2012 ở mức 5,3%, trong khi Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) nhận định con số này khoảng 3,5-5,5%.
Mặc dù mức lạm phát năm 2012 tăng nhẹ so với mức 3,79% của năm 2011, nhưng đây vẫn là một trong những mức thấp nhất trong lịch sử phát triển kinh tế của Indonesia.
Trước đây, lạm phát tăng ở mức hai con số đều rơi vào thời điểm chính phủ tăng giá nhiên liệu. Cụ thể, năm 2005 lạm phát của Indonesia ở mức 17,1% và năm 2008 là 11,06%.
Người phát ngôn của BI, Difi Johansyah, cho rằng thời kỳ lạm phát cao của nước này đã qua và nền kinh tế đủ sức kháng cự lại những cú sốc bất ngờ có thể tác động lên giá cả hàng hóa. Ngay cả việc tăng giá nhiên liệu cũng chỉ tác động tiêu cực tới lạm phát trong giai đoạn nhất định.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng chỉ số lạm phát ở mức thấp là cơ hội để Indonesia tiếp tục tăng tốc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo BI nên tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, do tác động của việc tăng giá điện, tăng lương tối thiểu cũng như khả năng tăng giá xăng dầu./.
Trước đó, Bộ Tài chính Indonesia tính toán rằng lạm phát năm 2012 ở mức 5,3%, trong khi Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) nhận định con số này khoảng 3,5-5,5%.
Mặc dù mức lạm phát năm 2012 tăng nhẹ so với mức 3,79% của năm 2011, nhưng đây vẫn là một trong những mức thấp nhất trong lịch sử phát triển kinh tế của Indonesia.
Trước đây, lạm phát tăng ở mức hai con số đều rơi vào thời điểm chính phủ tăng giá nhiên liệu. Cụ thể, năm 2005 lạm phát của Indonesia ở mức 17,1% và năm 2008 là 11,06%.
Người phát ngôn của BI, Difi Johansyah, cho rằng thời kỳ lạm phát cao của nước này đã qua và nền kinh tế đủ sức kháng cự lại những cú sốc bất ngờ có thể tác động lên giá cả hàng hóa. Ngay cả việc tăng giá nhiên liệu cũng chỉ tác động tiêu cực tới lạm phát trong giai đoạn nhất định.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng chỉ số lạm phát ở mức thấp là cơ hội để Indonesia tiếp tục tăng tốc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo BI nên tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, do tác động của việc tăng giá điện, tăng lương tối thiểu cũng như khả năng tăng giá xăng dầu./.
Trần Ngọc Hiệp (TTXVN)