Theo điều tra của hãng tin Anh, Reuters, chỉ số lòng tin của công ty hàng đầu châu Á trong quý I năm nay đã vọt lên mức cao nhất trong tám quý qua, với bất ổn kinh tế được đánh giá là rủi ro lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng.
Cụ thể, chỉ số lòng tin doanh nghiệp châu Á trong quý I/2011 tăng lên 80 so với mức 77 của quý IV/2010 - mức cao nhất kể từ khi Reuters bắt dầu thu thập số liệu này hồi tháng 6/2009. Chỉ số này từ 50 trở lên được coi là lạc quan. Reuters đã tiến hành thăm dò 100 lãnh đạo tại các công ty hàng đầu châu Á trong thời gian từ ngày 4-14/3.
Trận động đất-sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 vừa qua đã làm gia tăng tâm lý lo ngại về kinh tế toàn cầu. Một số chuyên gia phân tích cho rằng Nhật Bản có thể trượt vào suy thoái, ít nhất là trong ngắn hạn. Taina Erajurri, công ty quản lý một lượng chứng khoán trị giá 1,7 tỷ USD tại các thị trường mới nổi nhận định: tình hình hiện nay tại Nhật Bản làm gia tăng các "trận gió ngược" mà các công ty châu Á phải đối phó trong ngắn hạn.
Steve Wood, chiến lược gia hàng đầu về thị trường của Russell Investment (có trụ sở ở New York) cho rằng thảm họa vừa qua sẽ kích cầu tại Nhật Bản trong trung hạn, khi một lượng lớn tiền mặt được tung ra, chi tiêu nhiều và một loạt các biện pháp khuyến khích kinh tế sẽ được triển khai.
36 vị lãnh đạo doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra này tỏ ý lạc quan về triển vọng của doanh nghiệp mình trong 6 tháng tới. 4 công ty "rất lạc quan" và chỉ có một công ty Hàn Quốc là "bi quan." Số công ty còn lại "trung lập."
Chuyên gia kinh tế Cheng-Mount Cheng của Citigroup nhận định các doanh nghiệp tương đối lạc quan vì nền kinh tế ổn định, mặc dù tốc độ tăng trưởng năm nay khó có thể lặp lại mức của năm ngoái.
Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor dự đoán các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay, bất chấp Nhật Bản phải vật lộn với thảm họa kinh hoàng vừa qua.
Theo điều tra, các công ty của Trung Quốc và Ấn Độ lạc quan nhất về triển vọng kinh doanh. Tuầu trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia, Glenn Stevens đánh giá Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thêm nhiều thập kỷ tăng trưởng mạnh. Chính phủ Ấn Độ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này trong tài khóa tới ước khoảng 9% (với biên độ dao động 0,25%).
Trong khi đó, các công ty của Australia lại tỏ ý thận trọng về triển vọng tiêu dùng, cho dù nền kinh tế nước này khá ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Người dân Australia dường như đang tăng cường tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu, hạn chế vay mượn do giá năng lượng và lãi suất tăng.
Trong đợt điều ra lần này, 23 công ty nhận định bất ổn kinh tế là rủi ro lớn đối với triển vọng kinh tế. 17 công ty đề cập đến chi phí tăng. 20 công ty cho rằng các nhân tố khác như giá dầu cao, cơ chế quản lý và lạm phát là các mối lo chính.
Erajurri dự đoán: Hầu hết các nước châu Á sẽ phải cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay do giá dầu cao. Các ngân hàng trung ương trên toàn châu Á đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát do giá dầu leo thang. Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Thái Lan đều đã nâng lãi suất trong năm nay./.
Cụ thể, chỉ số lòng tin doanh nghiệp châu Á trong quý I/2011 tăng lên 80 so với mức 77 của quý IV/2010 - mức cao nhất kể từ khi Reuters bắt dầu thu thập số liệu này hồi tháng 6/2009. Chỉ số này từ 50 trở lên được coi là lạc quan. Reuters đã tiến hành thăm dò 100 lãnh đạo tại các công ty hàng đầu châu Á trong thời gian từ ngày 4-14/3.
Trận động đất-sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 vừa qua đã làm gia tăng tâm lý lo ngại về kinh tế toàn cầu. Một số chuyên gia phân tích cho rằng Nhật Bản có thể trượt vào suy thoái, ít nhất là trong ngắn hạn. Taina Erajurri, công ty quản lý một lượng chứng khoán trị giá 1,7 tỷ USD tại các thị trường mới nổi nhận định: tình hình hiện nay tại Nhật Bản làm gia tăng các "trận gió ngược" mà các công ty châu Á phải đối phó trong ngắn hạn.
Steve Wood, chiến lược gia hàng đầu về thị trường của Russell Investment (có trụ sở ở New York) cho rằng thảm họa vừa qua sẽ kích cầu tại Nhật Bản trong trung hạn, khi một lượng lớn tiền mặt được tung ra, chi tiêu nhiều và một loạt các biện pháp khuyến khích kinh tế sẽ được triển khai.
36 vị lãnh đạo doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra này tỏ ý lạc quan về triển vọng của doanh nghiệp mình trong 6 tháng tới. 4 công ty "rất lạc quan" và chỉ có một công ty Hàn Quốc là "bi quan." Số công ty còn lại "trung lập."
Chuyên gia kinh tế Cheng-Mount Cheng của Citigroup nhận định các doanh nghiệp tương đối lạc quan vì nền kinh tế ổn định, mặc dù tốc độ tăng trưởng năm nay khó có thể lặp lại mức của năm ngoái.
Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor dự đoán các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay, bất chấp Nhật Bản phải vật lộn với thảm họa kinh hoàng vừa qua.
Theo điều tra, các công ty của Trung Quốc và Ấn Độ lạc quan nhất về triển vọng kinh doanh. Tuầu trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia, Glenn Stevens đánh giá Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thêm nhiều thập kỷ tăng trưởng mạnh. Chính phủ Ấn Độ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này trong tài khóa tới ước khoảng 9% (với biên độ dao động 0,25%).
Trong khi đó, các công ty của Australia lại tỏ ý thận trọng về triển vọng tiêu dùng, cho dù nền kinh tế nước này khá ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Người dân Australia dường như đang tăng cường tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu, hạn chế vay mượn do giá năng lượng và lãi suất tăng.
Trong đợt điều ra lần này, 23 công ty nhận định bất ổn kinh tế là rủi ro lớn đối với triển vọng kinh tế. 17 công ty đề cập đến chi phí tăng. 20 công ty cho rằng các nhân tố khác như giá dầu cao, cơ chế quản lý và lạm phát là các mối lo chính.
Erajurri dự đoán: Hầu hết các nước châu Á sẽ phải cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay do giá dầu cao. Các ngân hàng trung ương trên toàn châu Á đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát do giá dầu leo thang. Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Thái Lan đều đã nâng lãi suất trong năm nay./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)