Sản lượng than xuất khẩu sẽ giảm dần từ mức 14,5 triệu tấn năm 2012 xuống còn 9-10 triệu tấn/năm và chỉ còn từ 4-5 triệu tấn kể từ năm 2015 trở đi.
Đây là thông tin được đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản khẳng định với đối tác Nhật Bản tại buổi đối thoại chính sách than Việt Nam-Nhật Bản chiều 12/3 tại Hà Nội.
Theo TKV, với nhu cầu than ngày một tăng cao khi một loạt các nhà máy nhiệt điện than trong nước sẽ đi vào hoạt động từ nay đến 2015 trong khi nguồn tài nguyên là có hạn, TKV sẽ phải giảm dần xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu than cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển từ nay đến 2015, TKV khuyến khích các đối tác nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác than tiên tiến, đồng thời bảo vệ môi trường hiệu quả.
Bên cạnh đó, TKV cũng mong muốn hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ xử lý, chế biến than chất lượng thấp (than cám 10-11) thành than chất lượng cao bởi các nhà máy nhiệt điện có thể sử dụng chủng loại than này vẫn chưa đi vào hoạt động.
Hiện chỉ có Trung Quốc là chấp nhận mua chủng loại than này, trong khi các bạn hàng truyền thống của TKV như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chỉ có nhu cầu mua than cục chất lượng tốt (than cục 4-6) và than cám 6-9. Ngoài ra, TKV cũng mong muốn Nhật Bản kéo dài dự án đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật ngành than trong công nghệ khai thác hầm lò, tiếp tục tổ chức nghiên cứu thăm dò than để bổ sung nguồn trữ lượng than cho Việt Nam.
Đại diện TKV cũng khẳng đinh, sau năm 2015, than chất lượng tốt mà trong nước chưa dùng sẽ tiếp tục được xuất khẩu theo nguyên tắc ưu tiên các bạn hàng truyền thống như Nhật Bản có quan hệ hợp tác với TKV trong 20 năm qua.
Theo đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), hiện Nhật Bản đang hợp tác với Indonesia trong chuyển giao công nghệ khử nước ở than nâu để sản xuất than chất lượng cao. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có ưu thế về công nghệ nhà máy nhiệt điện xanh sạch sử dụng than chất lượng xấu. Vì vậy, METI cũng sẵn sang hợp tác với TKV trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ này.
Tại đối thoại chính sách, hai bên cũng trao đổi về các chính sách phát triển ngành than của mỗi nước, chính sách cho sản xuất điện đi từ than và khí thiên nhiên, các dự án phủ xanh bãi thải, xử lý nước thải./.
Đây là thông tin được đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản khẳng định với đối tác Nhật Bản tại buổi đối thoại chính sách than Việt Nam-Nhật Bản chiều 12/3 tại Hà Nội.
Theo TKV, với nhu cầu than ngày một tăng cao khi một loạt các nhà máy nhiệt điện than trong nước sẽ đi vào hoạt động từ nay đến 2015 trong khi nguồn tài nguyên là có hạn, TKV sẽ phải giảm dần xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu than cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển từ nay đến 2015, TKV khuyến khích các đối tác nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác than tiên tiến, đồng thời bảo vệ môi trường hiệu quả.
Bên cạnh đó, TKV cũng mong muốn hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ xử lý, chế biến than chất lượng thấp (than cám 10-11) thành than chất lượng cao bởi các nhà máy nhiệt điện có thể sử dụng chủng loại than này vẫn chưa đi vào hoạt động.
Hiện chỉ có Trung Quốc là chấp nhận mua chủng loại than này, trong khi các bạn hàng truyền thống của TKV như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chỉ có nhu cầu mua than cục chất lượng tốt (than cục 4-6) và than cám 6-9. Ngoài ra, TKV cũng mong muốn Nhật Bản kéo dài dự án đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật ngành than trong công nghệ khai thác hầm lò, tiếp tục tổ chức nghiên cứu thăm dò than để bổ sung nguồn trữ lượng than cho Việt Nam.
Đại diện TKV cũng khẳng đinh, sau năm 2015, than chất lượng tốt mà trong nước chưa dùng sẽ tiếp tục được xuất khẩu theo nguyên tắc ưu tiên các bạn hàng truyền thống như Nhật Bản có quan hệ hợp tác với TKV trong 20 năm qua.
Theo đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), hiện Nhật Bản đang hợp tác với Indonesia trong chuyển giao công nghệ khử nước ở than nâu để sản xuất than chất lượng cao. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có ưu thế về công nghệ nhà máy nhiệt điện xanh sạch sử dụng than chất lượng xấu. Vì vậy, METI cũng sẵn sang hợp tác với TKV trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ này.
Tại đối thoại chính sách, hai bên cũng trao đổi về các chính sách phát triển ngành than của mỗi nước, chính sách cho sản xuất điện đi từ than và khí thiên nhiên, các dự án phủ xanh bãi thải, xử lý nước thải./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)