Ngày 10/11 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Trần Đắc Lợi và bà Nadjia Charaby, Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Viện Rosa Luxemburugh Stiftung (Đức) tại Việt Nam đã chủ trì Hội thảo “Khủng hoảng toàn cầu và giải pháp của Cánh tả.”
Tham dự hội thảo còn có sự tham gia đông đảo của các học giả cánh tả các nước, chuyên gia nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận 6 vấn đề: Khủng hoảng tài chính và giải pháp, chiến lược thay thế của cánh tả trên thế giới; khủng hoảng toàn cầu và các mối quan hệ lao động, thế giới lao động; vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước; phát triển bền vững về sinh thái với mô hình tăng trưởng kinh tế; các vấn đề về chính sách xã hội, công bằng xã hội; thách thức đối với Việt Nam.
Chia sẻ về những thách thức khủng hoảng toàn cầu, bà Sabine Leidig, nghị sỹ Đảng Cánh tả Đức cho biết từ giữa thế kỷ 20 đến nay kinh tế toàn cầu đã tăng gấp 5 lần. Giả định là dân số thế giới đến năm 2050 tăng từ 6,9 lên 9 tỷ người và những người này sống với mức sống vật chất như ngày nay thì nền kinh tế thế giới đến lúc đó phải tăng gấp 15 lần so với hiện nay. Nhưng ngay hiện nay thì mỗi ngày đã có khoảng 75 triệu tấn CO2 được phát thải ra môi trường; biển cả thì bị khai thác cá quá mức với khoảng 350.000 tấn, khoảng 100 loài bị tuyệt chủng, 50.000ha rừng bị chặt hạ gỗ, 20.000ha đất nông nghiệp bị phá hủy và 30% dân số thế giới sống thiếu nước sinh hoạt.
Sự khai thác thiên thiên một cách quá mức, tàn phá cơ sở của cuộc sống, có thể tính được gần đúng bằng cách tổng hợp. Ví dụ Đề án “Dấu chân sinh học” tính xem cần có bao nhiêu diện tích để có thể cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho một người và hấp thụ các chất độc do người đó thải ra môi trường.
Đề án “Dấu chân sinh học” tính trung bình của Đức vào khoảng 5,09ha, trong khi trái đất chỉ có thể cung cấp trung bình cho mỗi người 1,9ha. Hệ quả là các thách thức sản xuất và tiêu dùng của chúng ta ngày nay không thể kéo dài mãi và cũng không thể nhân rộng trên trái đất.
Nhận định về giải pháp và chiến lược của Đảng Cánh tả, bà Sabine Leidig cho rằng, cần phải có một quy trình làm giảm nhanh chóng lượng tiêu thụ năng lượng và vật liệu tính trên đầu người ở các nước công nghiệp phát triển, trong khi đồng thời chỉ được phép tăng đến một mức độ mà thiên nhiên có thể chịu đựng được ở các nước đang phát triển.
Nguyên tắc cơ bản của chính sách sử dụng tài nguyên là chuyển đổi sản xuất và tiêu dùng hướng tới tránh sử dụng tài nguyên, vòng sử dụng nguyên liệu khép kín và tái chế. Hơn nữa, đối diện với những thách thức này, điều đó có nghĩa là đồng thời phải mở rộng cánh cửa hướng tới sản xuất hợp lý hơn, công bằng hơn. Sự bền vững không phải là sự cần thiết mà là để mở cánh cửa một tương lai có ý nghĩa hơn cho cuộc sống.
Đánh giá về thành tựu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2010, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước nằm trong nhóm có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm ước đạt 7%, cao hơn mức bình quân khu vực. Tính theo giá so sánh, GDP năm 2010 gấp hơn 2 lần so với năm 2000 và đạt 101,6 tỷ USD theo giá thực tế năm 2010.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đứng trước không ít những khó khăn thách thức. Đó chính là những tác động khách quan nhưng mang nhiều dấu ấn của bàn tay con người là sự xuống cấp của môi trường tự nhiên, của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao. Những tác động khách quan đó ảnh hưởng đến toàn thế giới nhưng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu mực nước biển dâng 1m, 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, 90% diện tích trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng, 4,4% lãnh thổ Việt Nam với 20% số xã bị ngập vĩnh viễn, 9.200 km đường bộ bị xóa sổ…
Cũng theo ông Nguyễn Văn Thanh, một trong những giải pháp khắc phục thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, đó là chúng ta có thể phát huy lợi thế của nước công nghiệp hóa sau, chú ý vấn đề ứng dụng công nghệ mới, đừng biến Việt Nam thành bãi rác, đừng biến nông thôn Việt Nam thành bãi thải phế liệu, không nên phung phí đất canh tác là thành quả của mấy ngàn năm lịch sử. Xây dựng nhà máy có thể mất 10 năm, nhưng để có một ha đất canh tác thường phải mất cả đời người.
Với truyền thống của một nước có nhiều kinh nghiệm làm nghề nông, Việt Nam cần xác định lại vị trí của nông thôn. Nông nghiệp phải được coi trong không kém công nghiệp, không nên thu hẹp quá đáng số nông dân như các nước tư bản chủ nghĩa, mà cần tiến đến mức 50/50. Việt Nam phải sớm vượt qua giai đoạn thâm dụng lao động để bước vào giai đoạn công nghệ cao, sử dụng ít vật tư, nhiều trí tuệ. Mô hình mới đòi hỏi phải thân thiện với môi trường, đồng hành với tự nhiên, đặt vấn đề xã hội lên ngang hàng với phát triển kinh tế…/.
Tham dự hội thảo còn có sự tham gia đông đảo của các học giả cánh tả các nước, chuyên gia nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận 6 vấn đề: Khủng hoảng tài chính và giải pháp, chiến lược thay thế của cánh tả trên thế giới; khủng hoảng toàn cầu và các mối quan hệ lao động, thế giới lao động; vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước; phát triển bền vững về sinh thái với mô hình tăng trưởng kinh tế; các vấn đề về chính sách xã hội, công bằng xã hội; thách thức đối với Việt Nam.
Chia sẻ về những thách thức khủng hoảng toàn cầu, bà Sabine Leidig, nghị sỹ Đảng Cánh tả Đức cho biết từ giữa thế kỷ 20 đến nay kinh tế toàn cầu đã tăng gấp 5 lần. Giả định là dân số thế giới đến năm 2050 tăng từ 6,9 lên 9 tỷ người và những người này sống với mức sống vật chất như ngày nay thì nền kinh tế thế giới đến lúc đó phải tăng gấp 15 lần so với hiện nay. Nhưng ngay hiện nay thì mỗi ngày đã có khoảng 75 triệu tấn CO2 được phát thải ra môi trường; biển cả thì bị khai thác cá quá mức với khoảng 350.000 tấn, khoảng 100 loài bị tuyệt chủng, 50.000ha rừng bị chặt hạ gỗ, 20.000ha đất nông nghiệp bị phá hủy và 30% dân số thế giới sống thiếu nước sinh hoạt.
Sự khai thác thiên thiên một cách quá mức, tàn phá cơ sở của cuộc sống, có thể tính được gần đúng bằng cách tổng hợp. Ví dụ Đề án “Dấu chân sinh học” tính xem cần có bao nhiêu diện tích để có thể cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho một người và hấp thụ các chất độc do người đó thải ra môi trường.
Đề án “Dấu chân sinh học” tính trung bình của Đức vào khoảng 5,09ha, trong khi trái đất chỉ có thể cung cấp trung bình cho mỗi người 1,9ha. Hệ quả là các thách thức sản xuất và tiêu dùng của chúng ta ngày nay không thể kéo dài mãi và cũng không thể nhân rộng trên trái đất.
Nhận định về giải pháp và chiến lược của Đảng Cánh tả, bà Sabine Leidig cho rằng, cần phải có một quy trình làm giảm nhanh chóng lượng tiêu thụ năng lượng và vật liệu tính trên đầu người ở các nước công nghiệp phát triển, trong khi đồng thời chỉ được phép tăng đến một mức độ mà thiên nhiên có thể chịu đựng được ở các nước đang phát triển.
Nguyên tắc cơ bản của chính sách sử dụng tài nguyên là chuyển đổi sản xuất và tiêu dùng hướng tới tránh sử dụng tài nguyên, vòng sử dụng nguyên liệu khép kín và tái chế. Hơn nữa, đối diện với những thách thức này, điều đó có nghĩa là đồng thời phải mở rộng cánh cửa hướng tới sản xuất hợp lý hơn, công bằng hơn. Sự bền vững không phải là sự cần thiết mà là để mở cánh cửa một tương lai có ý nghĩa hơn cho cuộc sống.
Đánh giá về thành tựu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2010, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước nằm trong nhóm có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm ước đạt 7%, cao hơn mức bình quân khu vực. Tính theo giá so sánh, GDP năm 2010 gấp hơn 2 lần so với năm 2000 và đạt 101,6 tỷ USD theo giá thực tế năm 2010.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đứng trước không ít những khó khăn thách thức. Đó chính là những tác động khách quan nhưng mang nhiều dấu ấn của bàn tay con người là sự xuống cấp của môi trường tự nhiên, của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao. Những tác động khách quan đó ảnh hưởng đến toàn thế giới nhưng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu mực nước biển dâng 1m, 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, 90% diện tích trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng, 4,4% lãnh thổ Việt Nam với 20% số xã bị ngập vĩnh viễn, 9.200 km đường bộ bị xóa sổ…
Cũng theo ông Nguyễn Văn Thanh, một trong những giải pháp khắc phục thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, đó là chúng ta có thể phát huy lợi thế của nước công nghiệp hóa sau, chú ý vấn đề ứng dụng công nghệ mới, đừng biến Việt Nam thành bãi rác, đừng biến nông thôn Việt Nam thành bãi thải phế liệu, không nên phung phí đất canh tác là thành quả của mấy ngàn năm lịch sử. Xây dựng nhà máy có thể mất 10 năm, nhưng để có một ha đất canh tác thường phải mất cả đời người.
Với truyền thống của một nước có nhiều kinh nghiệm làm nghề nông, Việt Nam cần xác định lại vị trí của nông thôn. Nông nghiệp phải được coi trong không kém công nghiệp, không nên thu hẹp quá đáng số nông dân như các nước tư bản chủ nghĩa, mà cần tiến đến mức 50/50. Việt Nam phải sớm vượt qua giai đoạn thâm dụng lao động để bước vào giai đoạn công nghệ cao, sử dụng ít vật tư, nhiều trí tuệ. Mô hình mới đòi hỏi phải thân thiện với môi trường, đồng hành với tự nhiên, đặt vấn đề xã hội lên ngang hàng với phát triển kinh tế…/.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)