Để kịp thời bảo đảm tình báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không và dẫn đường cho không quân ta chiến đấu, ngày 29/4/1966, Bộ Quốc phòng đã ký quyết định thành lập Trung đoàn radar 293 (Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không-Không quân).
Nhiệm vụ của Trung đoàn radar 293 lúc đó là bảo đảm dẫn đường cho Không quân ta chiến đấu và làm nhiệm vụ cảnh giới hướng Tây-Tây Bắc, Đông-Đông Bắc Hà Nộ và bảo đảm cho các lực lượng Phòng không-Không quân đánh máy bay địch, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của ta.
Đặc biệt, trong chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, Trung đoàn radar 293 đã trở thành lực lượng nòng cốt của Quân chủng Phòng không-Không quân ở khu vực phía Bắc.
Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn radar 293, Trung tá Trần Văn Thu kể lại: Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, ông được giao nhiệm vụ dùng tín hiệu radar dẫn đường cho máy bay của phi công Vũ Xuân Thiều để hạ mục tiêu B.52 của đế quốc Mỹ.
[Huyền thoại về nghệ thuật quân sự của Việt Nam]
Đêm 19/12/1972, ông cùng với đồng đội ở Trạm radar 26 đã thực hiện nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay MiG 21 của phi công Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), và bắn rơi 1 máy bay B.52 của Mỹ trên bầu trời Sơn La.
Tuy vậy, ông mới chỉ nhận hoàn thành 70% nhiệm vụ, vì đã không đưa được phi công Vũ Xuân Thiều quay trở về căn cứ an toàn.
“Khi anh Thiều tiến gần đến B.52 của địch, chúng tôi báo bên phải 10 độ 20 cây, xong tôi lại báo là bên phải 10 độ 15 cây. Nghe xong anh Thiều báo thấy nhà bạt đang bật đèn nên vào đánh, thì B.52 của địch lại vòng vào Hà Nội. Chúng tôi lại dẫn anh vòng lại đánh tiếp. Tôi báo anh chỉ còn 10 cây thôi thì anh Thiều báo quyết đánh. Anh Thiều vừa báo xong thì mất tín hiệu và mất cả liên lạc. Chúng tôi biết B.52 của địch đã cháy và anh Thiều đã hy sinh,” ông Thu xúc động nhớ lại.
Qua lời kể của nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh Trần Văn Thu, chúng tôi hiểu thêm được sự ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhất là nỗi vất vả thầm lặng của những người lính radar đã phải “vạch nhiễu tìm thù” cho các phi công ta tiêu dịch địch. Vất vả là thế, nhưng các chiến sỹ radar đã không để Tổ quốc bị bất ngờ trước chiến dịch tập kích đường không của đế quốc Mỹ, đồng thời tạo điều kiện cho các binh chủng hỏa lực của ta tiêu diệt B.52.
“Bộ đội radar thường hay bị hy sinh, đồng thời rất dễ bị ra rai. Thực chất trong chiến đấu của lực lượng radar là năm không tháng, ngày không giờ, tuần không thứ. Có nghĩ là liên tục dù ở hậu phương hay tiền tuyến cũng là tiền tuyến cả và những chiến sỹ radar luôn thầm lặng làm nhiệm vụ chứ không ồn ào, không vang dội như các lực lượng tên lửa, không quân và pháo cao xạ,” ông Thu bộc bạch.
Từ những bài học kinh nghiệm trong chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, các cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn radar 293 ngày nay luôn nêu cao ý thức chính trị, huấn luyện, giáo dục cho chiến sỹ trẻ về truyền thống anh hùng của đơn vị.
Thượng tá Trần Tuệ Minh, Chính ủy Trung đoàn 293 cho biết tuyên truyền giáo dục những chiến công thầm lặng của Trung đoàn cho chiến sỹ trẻ, đồng thời luôn nâng cao cảnh giác sẵn sang chiến đấu và làm chủ các loại vũ khí, khí tài. Trung đoàn cũng nâng cao trình độ quản lý vùng trời Việt Nam để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
Tự hào với truyền thống của Trung đoàn radar 293 anh hùng, chiến sỹ trẻ Ngô Tiến Tùng, Đội thông tin, Trạm radar 53, Trung đoàn radar 293 cho biết là chiến sỹ radar, anh luôn học hỏi các chỉ huy, đồng đội để có thêm kinh nghiệm trong việc xác định mục tiêu, thông báo chính xác, đầy đủ những thông tin cũng như tính chất hoạt động của các phương tiện bay trên không hiện nay để Tổ quốc không bị bất ngờ trước các tình huống trên không.
Dù thời chiến hay thời bình, các cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn radar 293 luôn được ví như những “đôi mắt canh trời” để thực hiện nhiệm vụ thầm lặng bảo vệ vùng trời Tổ quốc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn radar 293 luôn đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý vũ trang, sẵn sàng chiến đâu.
Trong thời gian tới, Trung đoàn radar 293 sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tổ chức sẵn sàng chiến đấu cao, quản lý chặt chẽ vùng trời được giao, không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi các tình huống trên không.
“Chúng tôi quản lý được tất cả các mục tiêu ở trong không phận được giao hiện nay, đặc biệt khu vực Hà Nội. Trong tình hình mới hiện nay, quản lý tốt các mục tiêu bay thấp, đột nhập là nhiệm vụ rất quan trọng. Và, bất kể chiến sỹ radar nào của Trung đoàn cũng phải thực hiện tốt nhiệm vụ này,” Thượng tá Trần Ngọc Trang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn radar 293 cho biết.
Do lập được những chiến công xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên Trung đoàn radar 293 đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, cũng như của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân./.
Nhiệm vụ của Trung đoàn radar 293 lúc đó là bảo đảm dẫn đường cho Không quân ta chiến đấu và làm nhiệm vụ cảnh giới hướng Tây-Tây Bắc, Đông-Đông Bắc Hà Nộ và bảo đảm cho các lực lượng Phòng không-Không quân đánh máy bay địch, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của ta.
Đặc biệt, trong chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, Trung đoàn radar 293 đã trở thành lực lượng nòng cốt của Quân chủng Phòng không-Không quân ở khu vực phía Bắc.
Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn radar 293, Trung tá Trần Văn Thu kể lại: Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, ông được giao nhiệm vụ dùng tín hiệu radar dẫn đường cho máy bay của phi công Vũ Xuân Thiều để hạ mục tiêu B.52 của đế quốc Mỹ.
[Huyền thoại về nghệ thuật quân sự của Việt Nam]
Đêm 19/12/1972, ông cùng với đồng đội ở Trạm radar 26 đã thực hiện nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay MiG 21 của phi công Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), và bắn rơi 1 máy bay B.52 của Mỹ trên bầu trời Sơn La.
Tuy vậy, ông mới chỉ nhận hoàn thành 70% nhiệm vụ, vì đã không đưa được phi công Vũ Xuân Thiều quay trở về căn cứ an toàn.
“Khi anh Thiều tiến gần đến B.52 của địch, chúng tôi báo bên phải 10 độ 20 cây, xong tôi lại báo là bên phải 10 độ 15 cây. Nghe xong anh Thiều báo thấy nhà bạt đang bật đèn nên vào đánh, thì B.52 của địch lại vòng vào Hà Nội. Chúng tôi lại dẫn anh vòng lại đánh tiếp. Tôi báo anh chỉ còn 10 cây thôi thì anh Thiều báo quyết đánh. Anh Thiều vừa báo xong thì mất tín hiệu và mất cả liên lạc. Chúng tôi biết B.52 của địch đã cháy và anh Thiều đã hy sinh,” ông Thu xúc động nhớ lại.
Qua lời kể của nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh Trần Văn Thu, chúng tôi hiểu thêm được sự ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhất là nỗi vất vả thầm lặng của những người lính radar đã phải “vạch nhiễu tìm thù” cho các phi công ta tiêu dịch địch. Vất vả là thế, nhưng các chiến sỹ radar đã không để Tổ quốc bị bất ngờ trước chiến dịch tập kích đường không của đế quốc Mỹ, đồng thời tạo điều kiện cho các binh chủng hỏa lực của ta tiêu diệt B.52.
“Bộ đội radar thường hay bị hy sinh, đồng thời rất dễ bị ra rai. Thực chất trong chiến đấu của lực lượng radar là năm không tháng, ngày không giờ, tuần không thứ. Có nghĩ là liên tục dù ở hậu phương hay tiền tuyến cũng là tiền tuyến cả và những chiến sỹ radar luôn thầm lặng làm nhiệm vụ chứ không ồn ào, không vang dội như các lực lượng tên lửa, không quân và pháo cao xạ,” ông Thu bộc bạch.
Từ những bài học kinh nghiệm trong chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, các cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn radar 293 ngày nay luôn nêu cao ý thức chính trị, huấn luyện, giáo dục cho chiến sỹ trẻ về truyền thống anh hùng của đơn vị.
Thượng tá Trần Tuệ Minh, Chính ủy Trung đoàn 293 cho biết tuyên truyền giáo dục những chiến công thầm lặng của Trung đoàn cho chiến sỹ trẻ, đồng thời luôn nâng cao cảnh giác sẵn sang chiến đấu và làm chủ các loại vũ khí, khí tài. Trung đoàn cũng nâng cao trình độ quản lý vùng trời Việt Nam để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
Tự hào với truyền thống của Trung đoàn radar 293 anh hùng, chiến sỹ trẻ Ngô Tiến Tùng, Đội thông tin, Trạm radar 53, Trung đoàn radar 293 cho biết là chiến sỹ radar, anh luôn học hỏi các chỉ huy, đồng đội để có thêm kinh nghiệm trong việc xác định mục tiêu, thông báo chính xác, đầy đủ những thông tin cũng như tính chất hoạt động của các phương tiện bay trên không hiện nay để Tổ quốc không bị bất ngờ trước các tình huống trên không.
Dù thời chiến hay thời bình, các cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn radar 293 luôn được ví như những “đôi mắt canh trời” để thực hiện nhiệm vụ thầm lặng bảo vệ vùng trời Tổ quốc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn radar 293 luôn đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý vũ trang, sẵn sàng chiến đâu.
Trong thời gian tới, Trung đoàn radar 293 sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tổ chức sẵn sàng chiến đấu cao, quản lý chặt chẽ vùng trời được giao, không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi các tình huống trên không.
“Chúng tôi quản lý được tất cả các mục tiêu ở trong không phận được giao hiện nay, đặc biệt khu vực Hà Nội. Trong tình hình mới hiện nay, quản lý tốt các mục tiêu bay thấp, đột nhập là nhiệm vụ rất quan trọng. Và, bất kể chiến sỹ radar nào của Trung đoàn cũng phải thực hiện tốt nhiệm vụ này,” Thượng tá Trần Ngọc Trang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn radar 293 cho biết.
Do lập được những chiến công xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên Trung đoàn radar 293 đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, cũng như của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân./.
Nguyễn Cường (TTXVN)