Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) ngày 2/11 đã tiến hành một chiến dịch nhằm cứu loài hổ khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Interpol cũng cho biết thất bại trong việc bảo tồn loài này sẽ có những tác động về mặt xã hội và kinh tế, đồng thời kêu gọi các nước trên thế giới điều phối những sáng kiến về bảo vệ loài vật trên.
Theo ông David Higgins, Giám đốc phụ trách công tác chống tội phạm về môi trường của Interpol, sự tuyệt chủng của loài hổ không chỉ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định về kinh tế và an ninh của 13 nước nơi vẫn đang tiếp tục diễn ra sự tiến hóa của loài hổ.
Các dân tộc, các quốc gia sẽ mất niềm tin vào các chính phủ, sự quản lý đúng đắn của họ và việc sử dụng luật pháp để bảo vệ các loài động vật quý hiếm như hổ.
Cũng theo Interpol, tổ chức này đã thiết lập một dự án mang tên “Vật ăn mồi” để điều phối lực lượng cảnh sát, hải quan và các cơ quan bảo vệ hệ động vật tại các nước có liên quan.
Thông cáo của Interpol nhấn mạnh, việc buôn lậu xuyên biên giới các cơ quan và những sản phẩm làm từ hổ đang trở nên phổ biến và khiến cho việc áp dụng luật pháp chống nạn buôn bán này trở nên rất khó khăn.
Trong thế kỷ qua, số lượng hổ trên thế giới đã giảm một cách nghiêm trọng do nạn săn bắn và phá hủy nơi ở của chúng.
Hồi năm 1900, trên thế giới có khoảng 100.000 con hổ, nhưng hiện nay, số lượng loài vật này đã giảm chỉ còn 3.500 con./.
Interpol cũng cho biết thất bại trong việc bảo tồn loài này sẽ có những tác động về mặt xã hội và kinh tế, đồng thời kêu gọi các nước trên thế giới điều phối những sáng kiến về bảo vệ loài vật trên.
Theo ông David Higgins, Giám đốc phụ trách công tác chống tội phạm về môi trường của Interpol, sự tuyệt chủng của loài hổ không chỉ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định về kinh tế và an ninh của 13 nước nơi vẫn đang tiếp tục diễn ra sự tiến hóa của loài hổ.
Các dân tộc, các quốc gia sẽ mất niềm tin vào các chính phủ, sự quản lý đúng đắn của họ và việc sử dụng luật pháp để bảo vệ các loài động vật quý hiếm như hổ.
Cũng theo Interpol, tổ chức này đã thiết lập một dự án mang tên “Vật ăn mồi” để điều phối lực lượng cảnh sát, hải quan và các cơ quan bảo vệ hệ động vật tại các nước có liên quan.
Thông cáo của Interpol nhấn mạnh, việc buôn lậu xuyên biên giới các cơ quan và những sản phẩm làm từ hổ đang trở nên phổ biến và khiến cho việc áp dụng luật pháp chống nạn buôn bán này trở nên rất khó khăn.
Trong thế kỷ qua, số lượng hổ trên thế giới đã giảm một cách nghiêm trọng do nạn săn bắn và phá hủy nơi ở của chúng.
Hồi năm 1900, trên thế giới có khoảng 100.000 con hổ, nhưng hiện nay, số lượng loài vật này đã giảm chỉ còn 3.500 con./.
Lê Bàng (Vietnam+)